Vợ chồng anh chị Triệu Văn Sơn và Triệu Thị Liên (Lục Yên, Yên Bái) đặc biệt khó khăn, lấy nhau chín năm nhưng không có con do Liên bị tắc hai bên vòi trứng. Nhà ở sâu trong thôn Kim Long, mỗi lần ra huyện, cặp vợ chồng người Dao phải đi qua bốn con suối, hai cầu dây, dù thu nhập chỉ vẻn vẹn vài trăm nghìn một tháng từ trồng quế và cây lâm nghiệp. Sau mấy năm lấy nhau, họ gom góp được một ít tiền để mổ thông tắc vòi trứng, nhưng mổ xong thì vợ chồng họ không còn tiền, đành quay về không điều trị tiếp.
Thời gian sau đó, không một bài Thu*c nam, bắc nào mà vợ chồng Liên không tìm về uống. Bốn năm sau ngày cưới (2014), cô gái dân tộc Dao đỏ lần đầu tiên cảm nhận được niềm hạnh phúc khi có thai sau một hành trình dài chạy chữa. Thế nhưng, niềm vui đến quá ngắn vì thai nằm ngoài tử cung, phải mổ cấp cứu.
Sau lần thất bại đó, Liên đã không có một tín hiệu vui trở lại. Vượt qua những lời như dao cứa của mọi người, những đêm thấm đẫm nước mắt vì ý nghĩ chắc phải bỏ nhau để chồng kiếm vợ mới, có những đứa con khỏe mạnh, họ đã có cơ duyên may mắn khi được nhận suất hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí bởi Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Sau khi hồ sơ được thông qua, Liên quyết định thực hiện ngay quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Chuyển phôi chỉ mới sáu ngày, hai vợ chồng đã hồi hộp thử thai thấy hai vạch. “Em rất cảm ơn chương trình nhân văn này của bệnh viện, nếu không có chương trình, những người nghèo như chúng em không có điều kiện trên hành trình đi tìm con”, Liên xúc động cho biết.
Ngày 4-6, chị Liên được bệnh viện hỗ trợ chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm khám và làm thủ tục sinh. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Triệu Thị Liên đã được thăm khám. Thai to, chèn ép căng tức vùng thượng vị và được chỉ định đẻ mổ vào lúc thai 37 tuần, chào đón hai cô con gái chào đời khỏe mạnh.
Cùng may mắn nhận được hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí và chăm sóc thai sản trong suốt quá trình mang thai là vợ chồng thầy giáo nghèo quách văn thị - nguyễn thị hồng tiến (thôn huổi lục 2, xã mường báng, huyện tủa chùa, điện biên). thầy giáo thị sinh ra trong một gia đình nghèo có tới bảy người con ở hòa bình. năm 2013, thầy thị kết hôn, nhưng ba năm mong đợi, vợ chồng họ vẫn không có mụn con. trong một lần thu hoạch xong vụ sắn, thầy vay thêm tiền, dẫn vợ xuống hai bệnh viện lớn ở hà nội để khám. kết quả thấy tinh trùng yếu, vợ lại đa nang buồng trứng, nhưng do không có tiền nên vợ chồng họ đành gác lại việc chạy chữa.
Trước khó khăn của cuộc sống, thầy Thị xin lên miền núi làm giáo viên âm nhạc tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, Điện Biên. Vợ thầy theo chồng, làm nấu ăn tại trường. Do thường phải tới các điểm trường trong bản dạy học, cuộc sống vất vả, khó khăn, xa xôi khiến hai vợ chồng họ không có điều kiện đi bệnh viện chữa vô sinh vì thế mà mơ ước có con, vẫn rất xa vời.
Tháng 6-2019, số phận run rủi hai vợ chồng quyết tâm vác hồ sơ đi xin làm thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí tại BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Và thật may mắn, bệnh viện đồng ý hỗ trợ và thành công ngay trong lần đầu tiên chuyển phôi. Hai bé Quách Nguyễn Nhật Thạch (3 kg) và Quách Nguyễn Nhật Thành (2,9 kg) đã chào đời vào sáng ngày 8-6 vừa qua trong niềm hân hoan vô bờ bến của thầy giáo nghèo Quách Văn Thị.
Chủ đề liên quan:
10 năm asean bạn cần biết bạn đọc bảo hiểm xã hội bảo mật báo nhân dân biển đảo bình luận Bình luận Phê phán cải cách tư pháp chứng khoán Dân tộc miền núi Đảng và cuộc sống di sản diễn đàn điều tra qua thư bạn đọc dòng chảy du học du lịch