Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Quan niệm sai lầm về ăn xương ống chống còi xương

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý một số cách chăm sóc cho trẻ để bảo vệ con luôn khỏe mạnh.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường ở độ tuổi dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh và cần đủ dưỡng chất như canxi và vitamin d. còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin a, thiếu máu.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Còi xương có thể là dochế độdinh dưỡng hàng ngày, phương phápnuôi trẻ không đúng khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây nên

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân gây nên.

Do ốm đau kéo dài:trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…ngoài ra còn do trẻ bị đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

Do điều kiện kinh tế xã hội:suy dinh dưỡng là một bệnh của sựnghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển, theo báo vnmedia.

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. vì vậy, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần làm một số việc sau đây.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống của trẻ hết sức quan trọng bởi đây là nguồn bổ sung dưỡng chất chủ yếu cho trẻ. vì vậy trong các bữa ăn, mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, rau xanh,…

Chú ý làm phong phú thực đơn của bé và cách chế biến thức ăn để bé có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. có thêm các bữa phụ để trẻ được bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là đối với trẻ biếng ăn. cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện.

Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày. Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.

Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé

Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. hơn nữa, dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như e, d.

Ăn thêm bữa phụ

Bữa phụ nên được bắt đầu trước bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. Đây cũng có thể là lúc để trẻ ăn bù cho bữa ăn chính ít trước đó. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như sữa, sữa chua, hoa quả. Nhất là bữa ăn phụ trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ thẳng giấc và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên mẹ nhớ không nên cho trẻ ăn quá nó trước khi ngủ.

Mỗi ngày trẻ nên được ăn từ 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Khi chia nhỏ bữa ăn như vậy, trẻ không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn, theo báo Gia Đình Việt Nam.

Theo Kim Trang/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/suy-dinh-duong-o-tre-nho-va-cach-khac-phuc-d61227.html

Theo Kim Trang/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/quan-niem-sai-lam-ve-an-xuong-ong-chong-coi-xuong/20210101022231220)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY