Thăm dò chức năng hôm nay

Khoa thăm dò chức năng thuộc khối cận lâm sàng, chuyên sử dụng các thiết bị y tế để đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể như: đo điện tâm đồ, đo điện cơ, đo điện não đồ, đo chức năng hô hấp, đo chức năng thính lực, lưu huyết não,...

Quy chế công tác khoa thăm dò chức năng

Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh phải ghi rõ tên, tuổi, giới , thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.

Quy định chung

Khoa thăm dò chức năng là khoa sử dụng các thiết bị y tế để đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể như: điện tim, điện não, điện cơ, lưu huyết não.

Các thành viên trong khoa phải được đào tạo có trình độ sử dụng thiết bị y tế.

Cơ sở làm việc phải vệ sinh sạch sẽ, việc quản lí các thiết bị y tế theo đúng quy chế quản lí và sử dụng với tư, thiết bị y tế.

Đáp ứng yêu cầu của các khoa lâm sàng và các buồng khám bệnh.

Quy định cụ thể

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm

Bố trí khoa thăm dò chức năng ở địa điểm thuận tiện cho người bệnh, buồng phải thoáng mát, chống ẩm, chống nóng.

Có hệ thống điện ổn định, ưu tiên, an toàn và đủ công suất cho các máy hoạt động.

Bác sĩ thăm dò chức năng có trách nhiệm

Thực hiện kĩ thuật chẩn đoán thăm dò chức năng theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.

Thực hiện các kĩ thuật phải theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Hướng dẫn chu đáo cho người bệnh khi làm các kĩ thuật đặc biệt và chuẩn bị phương tiện cấp cứu để xử lí kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh xảy ra.

Phiếu thăm dò chức năng của người bệnh phải ghi rõ tên, tuổi, giới , thời gian làm xét nghiệm và kết quả cụ thể.

Khi kết quả có nghi ngờ cần kiểm tra lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị người bệnh.

Đôn đốc kiểm tra kĩ thuật viên thực hiện nghiêm chỉnh các quy định kĩ thuật bệnh viện, bảo đảm an toàn cho người bệnh và đạt kết quả chính xác.

Định kì bảo dưỡng, kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của thiết bị y tế.

Kĩ thuật viên khoa thăm dò chức năng có trách nhiệm

Đăng kí người bệnh, trả kết quả theo lịch quy định, hướng dẫn người bệnh biết và thực hiện những điều phải làm trước, trong và sau thăm dò chức năng.

Chuẩn bị thiết bị dung cụ, Thu*c cần thiết và kiểm tra lại trước khi tiến hành kĩ thuật.

Kiểm tra lại để đối chiếu: đúng người bệnh, đúng chỉ định.

Tổ chức lưu trữ, bảo quản kết quả thăm dò chức năng phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Trước khi ra về phải kiểm tra lại thiết bị, tắt nguồn điện vào máy.

Quản lí thiết bị y tế

Giám đốc bệnh viện ra quyết định phân công người sử dụng đối với một số thiết bị đắt tiền theo đề nghị của trưởng khoa và tạo điều kiện trang bị các phương tiện chống ẩm, chống nóng, chống chuột, chống dán và phòng cháy.

Bác sĩ trưởng khoa có trách nhiệm:

Lập lí lịch máy, bảng nội quy và quy định vận hành máy. Bảng nội quy và bảng quy định vận hành máy treo ngay tại thiết bị y tế.

Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế quản lí sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

Kĩ thuật viên vận hành thiết bị có trách nhiệm:

Trước khi vận hành thiết bị phải kiểm tra nguồn điện vào, dây trên đất.

Sử dụng khí nén y tế phải bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Không được sử dụng máy quá công suất quy định.

Thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định  kì.

Không được bỏ vị trí làm việc khi thiết bị đang hoạt động.

Khi có sự cố phải ngắt điện vào máy và báo cáo trưởng khoa, trưởng phòng vật tư kĩ thuật đến kiểm tra lập biên bản, quy trách nhiệm và ghi rõ các bộ phận hư hỏng cần thay thế vào hồ sơ lí lịch thiết bị y tế để có kế hoạch sửa chữa kịp thời; không ai được tự động sửa chữa.

Khi lắp đặt thiết bị y tế phải có mặt cùng thợ sửa chữa để theo dõi và giám sát.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/quy-che-cong-tac-khoa-tham-do-chuc-nang/)

Tin cùng nội dung

  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY