Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Răng khôn: Có nên nhổ hay không?

Đau đớn, phiền toái khiến nhiều người quyết định nhổ răng khôn dù biết rằng sẽ tốn kém thậm chí “nguy hiểm”.

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng hàm thứ 3 mọc vị trí trong cùng trên cung hàm và mọc cuối cùng trong quá trình mọc răng. Nó thường mọc khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành, khoảng từ 17-25 tuổi, có thể muộn hơn.

Bác sĩ CK I Trịnh Đức Mậu cho biết: “Mỗi người sẽ trải qua 4 lần mọc răng khôn, tương ứng với 4 răng mọc 4 góc trên cung hàm. Quá trình mọc có thể kéo dài trong vòng nhiều năm và khi mọc nó thường sưng tấy và đau nhức. Chính vì thế rất nhiều người sợ những chiếc răng này”.

Theo BS Mậu, trên thực tế, trên cung hàm đóng vai trò như một chiếc răng hàm bình thường, nó có chức năng cắn nhai thức ăn rất tốt. Và hơn thế nó đóng vai trò làm hàm răng chắc chắn và trở nên đều đặn hơn. Nhưng nếu trong trường hợp khoảng trống trên cung hàm thường không đủ để răng mọc lên, dẫn đến những biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra các bệnh về răng nướu, ảnh hưởng đến răng bệnh cạnh và gây đau nhức kéo dài.

“Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mọc không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, nó hoàn toàn giống như mọc răng thường, nên việc loại bỏ nó khỏi hàm răng là không cần thiết”, BS Mậu cho biết thêm.

Để vệ sinh thật sạch chiếc là điều rất khó vì nó nằm sâu tận trong cung hàm. Chính vì thế chính nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc hơi thở có mùi, đau nhức quai hàm và các bệnh về lợi.

Những lưu ý khi tiến hành nhổ răng

Nếu trong trường hợp chiếc thật sự cần phải nhổ bỏ thì người bệnh nên thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi mới bắt đầu mọc. Bệnh nhân nên đi khám và nếu cần nhổ thì nên nhổ ngay. Vì khi đó xương hàm còn mềm. Bác sĩ sẽ dễ dàng loại bỏ và ít xảy ra biến chứng. Hơn nữa, quá trình phục hồi cũng sẽ nhanh hơn.

BS Mậu nêu ra lưu ý, nhổ tuy chỉ là một tiểu phẫu nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường. Quá trình nhổ đòi hỏi phải cắt rạch các phần mô xung quanh răng, khâu miệng vết thương và gây tê cục bộ hay toàn bộ trong trường hợp khó phẫu thuật.

Chính vì thế phẫu thuật nhổ phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tốt, trong môi trường vô trùng và theo quy trình chuẩn mới có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân nên lựa chọn bệnh viện hoặc nha khoa có uy tín để tiến hành thực hiện nhổ bỏ chiếc răng này.

“Sau khi nhổ răng, bệnh nhân vẫn có thể làm việc, học tập như bình thường, không đau quá như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần bệnh nhân đảm bảo thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và chăm sóc răng miệng thật tốt sau khi nhổ, tránh làm việc quá căng thẳng trong khoảng 3 – 4 ngày sau khi nhổ răng là ca tiểu phẫu đã thành công”, BS Mậu nói./.

Theo Ngọc Mai/vov.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/rang-khon-co-nen-nho-hay-khong-96976.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi thường uống sữa trước khi ngủ nhưng gần đây đi khám được biết bị sỏi thận. Vậy tôi có nên tiếp tục uống sữa trước khi đi ngủ không?
  • Khi tái khám, trên siêu âm vẫn còn sỏi 10mm nhưng BS bảo điều trị nội khoa và cho Thu*c uống, không chỉ định tán nữa.
  • Cháu mang thai tháng thứ 7 thì phát hiện bị sỏi thận phải d=5mm. Cháu có nên uống canxi nữa không?
  • Tôi bị sỏi thận san hô ở đài bể thận, kích thước 2cm. Qua kiểm tra, chụp UIV phân tích thì chức năng thận vẫn tốt, chưa ứ nước, không đau.
  • Tôi bị sỏi thận, tiểu ra máu, đang uống Thuốc kháng sinh. Bạn bè mách uống thêm Thuốc nam: kim tiền thảo, bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh...
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY