Dinh dưỡng hôm nay

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một bệnh có nguồn gốc tâm lý, biểu hiện bằng việc người bệnh tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà không căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những tác hại tới sức khỏe về thể chất và tinh thần.

1. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bệnh lý này đến nay vẫn còn chưa rõ ràng.

Người ta cho rằng đây là sự kết hợp của nhiều yếu tố về tâm lý xã hội, yếu tố di truyền, yếu tố gia đình.

- Nếu trong gia đình trẻ, bố hoặc mẹ có vấn đề về rối loạn ăn uống thì trẻ có nhiều nguy cơ bị  rối loạn ăn uống.

- Những trẻ tham gia vào những hoạt động thể dục thể thao có tính chất thi đấu cạnh tranh cần phải có dáng người gầy như là múa ballet, thể dục thẩm mỹ, trình diễn thời trang... thường hay để ý quá mức đến vẻ bề ngoài của mình, mặc dầu có sự khác xa giữa cách nghĩ của trẻ về hình dáng của mình và hình dáng bên ngoài của trẻ.

- Những trẻ có tiền sử bị lạm dụng về cơ thể hoặc bị lạm dụng về T*nh d*c cũng có xu hướng dễ mắc chứng rối loạn ăn uống.

- Một yếu tố thuận lợi nữa là những trẻ có lòng tự tin thấp thường dễ mắc chứng này và những trẻ này thường không cảm thấy hài lòng về cơ thể của mình.

- Người ta cũng thấy rằng những hình ảnh trên tivi cũng có ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ rối loạn ăn uống. Hầu hết những hình ảnh phụ nữ trên tivi ở mục quảng cáo, phim, thời trang đều là những người rất gầy và điều này dẫn đến nhiều trẻ gái cho rằng gầy là thể hiện của cái đẹp.

- Nhiều thông tin không có tính chất khoa học ở một số trang web, báo chí về cách giảm béo khi trẻ đọc được kết hợp với nhận thức chưa đầy đủ của trẻ  đã được áp dụng dẫn đến rối loạn về ăn uống.

2. Các biểu hiện triệu chứng:

Các triệu chứng thường gặp:

- Nỗi lo sợ không hợp lý bị béo hoặc lên cân.

- Nỗ lực quá mức để khống chế cân nặng (chế độ ăn kiêng quá khắt khe, nôn, sử dụng Thu*c tây, tập luyện quá mức).

- Phủ nhận rằng cân nặng hoặc thói quen ăn uống là một vấn đề.

Các bệnh nhân chán ăn tâm thần điển hình biểu hiện:

- Chế độ ăn kiêng quá chặt chẽ mặc dù nhẹ cân.

- Có hình ảnh sai lệch về cơ thể (có một niêm tin sai lệch là mình bị quá cân).

- Mất kinh.

Những bệnh nhân bị chứng ăn vô độ điển hình biểu hiện:

- Ăn uống quá nhiều (ăn một lượng quá lớn thức ăn trong vòng vài giờ).

- Cố gắng loại trừ thức ăn (cố gắng đẩy thức ăn ra khỏi cơ thể bằng cách tự gây nôn, dùng Thu*c nhuận tràng hoặc Thu*c lợi tiểu).

Một bệnh nhân có thể biểu hiện cả chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ trong những thời điểm khác nhau.

3. Chẩn đoán:

Cả chán ăn tâm thần và chứng ăn vô độ có thể gây ra các rối loạn cơ thể (mất kinh, hạ kali, co giật, loạn nhịp tim). Những rối loạn này đòi hỏi có sự giám sát hoặc điều trị.

4. Điều trị:

a. Chỉ dẫn quản lý: Thông tin cơ bản cho bênh nhân và gia đình:

- Sử dụng Thu*c tây và chế độ ăn kiêng quá khắt khe có thể gây ra những tổn thương trầm trọng cho cơ thể. Chứng chán ăn tâm thần có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

- Chấp nhận những thói quen ăn uống bình thường sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác vững vàng hơn về khả năng kiểm soát thói quen ăn uống và trọng lượng của mình.

b. Những hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân và gia đình:

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tìm hiểu sự mâu thuẫn trong tư tưởng của bệnh nhân về việc thay đổi thói quen ăn uống và sự lên cân.

- Tổng kết những mối quan tâm về công việc và về các vấn đề sức khỏe hiện tại và tương lai (ví dụ: sinh con) nảy sinh từ các vấn đề ăn uống.

- Đặt kế hoạch cho các bữa ăn trong ngày dựa trên lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết. Tập trung xây dựng một hình thức ăn uống bình thường và giúp đỡ bệnh nhân xây dựng những ý nghĩ thực tiễn hơn về thực phẩm.

- Thử thách những định kiến của bệnh nhân về cân nặng, hình dáng và cách ăn uống (ví dụ: cho cacbon hydrate là chất gây béo)

- Trong trường hợp bệnh nhân bị chứng ăn vô độ, xác định các tình huống trong đó có sự ăn uống quá nhiều và đặt kế hoạch rõ ràng để đối phó hiệu quả hơn với những sự kiện gây xuất hiện bệnh này.

- Có thể cần nhập viện nếu có các biến chứng của chế độ ăn kiêng hoặc do nôn.

c. Thu*c men:

Thu*c chống trầm cảm đôi khi có hiệu quả trong việc kiểm soát sự ăn uống vô độ.

d. Khám chuyên khoa:

- Cần cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên khoa nếu các triệu chứng cơ thể nguy hiểm kéo dài sau khi đã thực hiện các biện pháp trên.

- Xung đột gia đình có thể là nguyên nhân của các rối loạn ăn uống hoặc có thể lại là hậu quả của chúng. Cần cân nhắc việc tư vấn cho gia đình, nếu có thể.

5. Địa chỉ khám chữa bệnh:

* Bệnh Viện Tâm Thần Tp.Hcm

Địa chỉ: 192 Hàm Tử, Phường 1 - Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 39.234.675

Wesite: www.bvtt-tphcm.org.vn

* Bệnh Viện Tâm thần Hà Nội:

Địa chỉ: 467 Nguyễn Văn Linh Phường Sài Đồng Quận Long Biên Hà Nội

Điện thoại: 04.38751280 (Phòng Giám Đốc)/ (04).38276534 (04).38750268

* Khoa Tâm thần các BV Đa khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c24578076801b6067741ee4)

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY