Tâm lý học và lâm sàng hôm nay

Rối loạn chức năng T*nh d*c: dấu hiệu tâm lý bất thường và biểu hiện lâm sàng

Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll cũng đã thông báo kết quả của một số xemina.

Rối loạn chức năng T*nh d*c bao gồm những vấn đề đáp ứng T*nh d*c. Đó là những rối loạn ham muốn, dạng như chán ghét T*nh d*c hoặc ít ham muốn, những vấn đề về cực khoái bao gồm phóng tinh sớm ở nam và mất khả năng đạt cực khoái ở cả nữ và nam. ở đây chúng ta lưu ý đến 2 trạng thái: rối loạn chức năng cương cứng ở nam và co thắt *m đ*o ở nữ. Cả hai vấn đề đều có thể gây trở ngại hoặc ngăn cản hành vi T*nh d*c. Cả hai vấn đề đều có thể được trị liệu bởi những can thiệp hành vi đơn giản hoặc bằng Thu*c.

Tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV-TR về mất cương cứng là thường xuyên hoặc liên tục mất khả năng đạt hoặc duy trì cương cứng cho đến khi thực hiện xong hành động T*nh d*c và điều này gây stress mạnh hoặc những khó khăn trong quan hệ. Đây cũng là rối loạn thường gặp, nhất là ở những người đàn ông cao tuổi, mặc dù Laumann và cs. (1999) thông báo rối loạn này chiếm tỷ lệ 7% nam giới độ tuổi từ 18-29; 9% độ tuổi 30-39; 11% ở độ tuổi 40-49 và 10% ở độ tuổi 50-59. Một số nguyên nhân gây rối loạn chức năng cương cứng gồm: cơ thể, trong đó có cả huyết áp cao; tác dụng lâu dài của các chất như rượu, heroin, C*n sa và Thu*c lá. Tuy nhiên Masters và Johnson (1970) chỉ phát hiện thấy 7 trong tổng số 213 người được nghiên cứu là có nguyên nhân cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là tâm lí. Những nguyên nhân này có thể là trực tiếp hoặc do ảnh hưởng xa:

Trực tiếp: lo âu, thiếu kích thích phù hợp, xung đột quan hệ, thiếu sự gần gũi của bạn tình, giao tiếp bạn tình nghèo nàn.

Ảnh hưởng xa: chấn thương T*nh d*c thời thơ ấu, quan hệ cũ chưa dứt khoát hoặc quá phụ thuộc vào cha mẹ, những vấn đề về định hướng hoặc xác định giới.

Nguyên nhân rối loạn chức năng cương cứng

Giải thích theo tâm lí động thái

Theo Janssen (1985) rối loạn cương cứng có nguồn gốc từ những xung đột phức cảm Oedipe trong đó bao gồm sợ bị thiến hoặc loạn luân, kém tự tin trong xác định T*nh d*c, lựa chọn đối tượng loạn luân, xu hướng tiềm ẩn T*nh d*c đồng giới và sợ những xung động cương D**ng v*t. Những điều này có thể là do những yếu tố xuất hiện trong giai đoạn Oedipe của sự phát triển tâm - tính dục. Trong một ví dụ minh hoạ, Janssen đã mô tả trường hợp người đàn ông kể rằng khi còn là đứa trẻ, mẹ ông ta đã lôi ông ta vào cuộc tranh luận về mối quan hệ với bố. Khi bố ông biết chuyện này ông ta trở nên tức giận và hành hạ vợ. Thân chủ sợ rằng ông ta đã quá chú ý đến sự tức giận của cha nhưng ông ta cũng bị dằn vặt, xung đột bởi ý muốn bảo vệ mẹ để tránh đối đầu với cha ông. Chính điều đó đã cản trở sự giải quyết hợp lí xung đột Oedipe. ở tuổi trưởng thành, nỗi sợ hãi người cha hung bạo đã cản trở sự phát triển những mối quan hệ tình cảm và T*nh d*c với phụ nữ. Trị liệu đã tập trung vào mối quan hệ của thân chủ với cha mà không đề cập đến một chức năng T*nh d*c nào.

Giải thích theo quan điểm nhận thức

Theo quan điểm nhận thức, Bancroft (1999) cho rằng lo âu ảnh hưởng xấu đến T*nh d*c là do các yếu tố nhận thức. Theo ông kích thích T*nh d*c ở nam giới phụ thuộc vào sự cân bằng khéo léo giữa các cơ chế kích thích và ức chế. Hai quá trình ức chế cơ bản là lo âu và sợ các kết cục âm tính. Cả hai đều có thể dẫn đến quá trình mà Masters và Johnson gọi là cảnh tượng đáng chú ý (spectating), trong đó cá nhân bị chú ý bởi việc thực hiện không thành công hoặc hậu quả của thất bại tiềm tàng, khi họ bị bối rối từ những gợi ý T*nh d*c và mất khả năng cương cứng. Có thể tìm thấy nhiều bằng chứng ủng hộ cho mô hình của Bancroft. Người ta làm thí nghiệm cho xem những cảnh làm tình và thấy ở hầu hết số đàn ông đều có hiện tượng tăng kích thích T*nh d*c. Tuy nhiên nó lại gây tác dụng ngược ở những người rối loạn chức năng cương cứng. Nhiều người đàn ông ép mình hoạt động ở mức độ cao một cách không phù hợp, mức độ mà chính họ khát khao, mong muốn. Ví dụ Zilbergeld (1992) chỉ ra rằng người đàn ông thường có ảo tưởng rằng hoạt động của họ là “hòn đá tảng” của mọi trải nghiệm T*nh d*c và cương cứng lâu dài là thành phần then chốt của mỗi lần sinh hoạt T*nh d*c: cách nhìn không cần đến sự tán thành của người phụ nữ. Cũng theo Zilbergeld, sự thất bại chính là do rối loạn chức năng, mất nam tính và bạn tình mất hứng thú.

Trị liệu rối loạn chức năng cương cứng

Giải lo âu và giải mẫn cảm

Chương trình trị liệu cổ điển đối với mất chức năng cũng do Masters và Johnson (1970) đề xuất được biết đến với cái tên tập trung vào cảm giác (sensate focusing). Đây là một tiếp cận cấu trúc, được thiết kế nhằm loại bỏ stress ra khỏi quá trình giao hợp. Nó được bắt đầu bằng việc 2 người học cách mơn trớn cơ thể nhưng không động chạm đến bộ phận Sinh d*c. Mục đích chính của họ là tạo sự thích thú khi động chạm cơ thể nhưng không tạo hoặc nhận được khoái cảm T*nh d*c. Một khi hai bên đã cảm thấy dễ chịu, họ thực hiện hành vi mơn trớn bộ phận Sinh d*c để tạo ra và nhận được khoái cảm. ở thời điểm này, họ vẫn chưa nên có hành vi giao hợp và người đàn ông cũng không nên cố và duy trì cương cứng (mặc dù điều này thường xuất hiện). Cuối cùng khi đôi bên đã hoàn toàn cảm thấy dễ chịu với sự gần gũi như vậy thì họ có thể thực hiện hành vi giao hợp. Đây là sự can thiệp thường được ứng dụng; mặc dù mới chỉ có một số nghiên cứu về hiệu quả của nó, song nhìn chung đều ghi nhận rằng nó có kết quả cao (Howton và cs. 1986).

Kĩ thuật nhận thức

Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll (1990) cũng đã thông báo kết quả của một số xemina. Tại các xemina này, những người tham gia được cung cấp những thông tin T*nh d*c phù hợp và cần thay đổi những thái độ nhận thức không hợp lí. Những người tham gia đã cho thấy họ có sự thay đổi đáng kể về nhận thức và thái độ đối với T*nh d*c và tăng tần số hoạt động cũng như sự thoả mãn trong khoảng thời gian ngắn. Chưa có các cứ liệu về kết quả lâu dài.

Can thiệp liên nhân cách

Howton và cs. (1992) thông báo rằng chỉ số dự báo quan trọng nhất kết quả chương trình tập trung vào cảm giác và các kĩ thuật kích thích từ từ chính là sự đánh giá giao tiếp hôn nhân của 2 người trước trị liệu. Có nội dung chính của can thiệp liên nhân cách (Rosen 2001):

Những vấn đề về vị thế và ưu thế.

Sự gần gũi và tin tưởng.

Mất hấp dẫn T*nh d*c.

Ở một thời gian nào đó, một trong số những vấn đề trên chiếm vị trí nổi trội trong quan hệ T*nh d*c. Những vấn đề về vị thế và ưu thế có thể nổi lên khi một người bị mất việc hoặc được đề bạt, cất nhắc; những vấn đề về sự gần gũi và tin tưởng có thể nổi lên khi có sự tăng cân hoặc những thay đổi về tâm- sinh lí. Theo Howton và cs., 70% số cặp vợ chồng cho rằng can thiệp hướng vào những yếu tố đó đã cho kết quả tốt.

Tiếp cận y khoa

Có lẽ Thu*c thường dùng nhất để điều trị rối loạn cương cứng chính là Sildenafil được nhiều người biết đến với cái tên Viagra. Thu*c có tác dụng lên cơ trơn của D**ng v*t. Đây là một chất ức chế enzyme phosphodiesterase type 5 (PDE5) làm gián đoạn cyclic guanosine monophosphate (CGMP), chất hoá học làm giãn cơ trơn và duy trì đáp ứng cương cứng. Nhìn chung Thu*c có tác dụng điều trị với các loại rối loạn cương cứng. Ví dụ, Goldstein và cs. (1998) thông báo có khoảng 70% số người được điều trị bằng Thu*c Viagra nói rằng có sự cải thiện về chất lượng và tần số cương cứng; 70% giao hợp thành công khi có ý định. Trong khi đó ở nhóm dùng placebo chỉ có 22% là thành công. PDE5 tập trung chủ yếu ở D**ng v*t. Tuy nhiên nó cũng có thể có ở những vùng khác của cơ thể. Do vậy có khoảng 16% số người sử dụng có hiện tượng đau đầu; 10% thấy mặt đỏ; một số tác dụng phụ khác ít gặp hơn như rối loạn tiêu hoá, thay đổi thị giác mầu. Một trong những tác dụng phụ mà người ta lo ngại nhất là có thể xuất hiện đau tim. Tuy nhiên hiện nay người ta cho rằng đó là do kết quả của tập luyện chứ không phải do Thu*c (Holmes, 2002). Một trong những ưu điểm của Vilagra là tăng cường (chứ không phải là khởi động) đáp ứng T*nh d*c. Do vậy cương cứng xuất hiện sau khi có kích thích T*nh d*c chứ không phải sau khi dùng Thu*c. Cũng có thể đạt được cương cứng bằng bơm chân không, tiêm Thu*c trực tiếp vào D**ng v*t và sử dụng D**ng v*t giả. Từng phương pháp đều có những kết quả nhất định và có nhiều phương pháp vẫn tiếp tục được dùng. Tuy vậy mức độ cũng giảm đi do có Viagra và các Thu*c tương tự (Ralph & McNicholas, 2000).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/tamlyyhoc/roi-loan-chuc-nang-tinh-duc/)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY