Tâm sự hôm nay

Rối loạn giới tính ở trẻ, vì sao?

Sinh một đứa con, cha mẹ làm giấy khai sinh là con gái, nhưng sau một vài năm, đứa trẻ ấy lại được bác sĩ khẳng định là con trai.

Sự “nhập nhằng” giới tính ở trẻ đã có ngay khi trẻ còn trong bào thai. Suốt 6 tuần đầu của thai kỳ, cơ quan Sinh d*c trong và ngoài của nam và nữ không khác nhau. Tuyến Sinh d*c chưa biệt hóa. Sự biệt hóa giới tính phải trải qua 3 bước: thành lập nhiễm sắc thể giới tính khi thụ tinh, từ đó quyết định sự phát triển của tuyến Sinh d*c chưa biệt hóa thành tinh hoàn hay buồng trứng và sự biệt hóa tiếp theo của những cơ quan bên trong và bộ phận Sinh d*c ngoài là do nội tiết tố tương ứng.

Rối loạn biệt hóa giới tính sẽ tiến triển dưới 3 hình thức, đó là: rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (xảy ra khi số lượng hay hình dạng nhiễm sắc thể X hoặc Y bất thường); rối loạn tuyến Sinh d*c là những rối loạn biệt hóa của tuyến Sinh d*c mà không có bất thường về nhiễm sắc thể; rối loạn hình thái, bộ phận Sinh d*c ngoài không hoàn toàn giống nam, cũng không hoàn toàn giống nữ, hoặc cá thể có bộ phận Sinh d*c trong của cả nam và nữ: nữ lưỡng giới giả, nam lưỡng giới giả.

Lưỡng tính giả ở nữ: Là một hình thái của bộ phận Sinh d*c không rõ ràng do sự nam hóa bộ phận Sinh d*c ngoài ở một bào thai giới nữ do thai bị cường androgen trong thời gian sống trong tử cung. Những trẻ này có nhiễm sắc thể 46XX.

Lưỡng tính giả ở nam: Là các trường hợp bộ phận Sinh d*c không rõ ràng bên ngoài ở những trẻ có giới tính di truyền là nam 46XY, do sự thiếu hụt hormon DHT nên cơ quan Sinh d*c ngoài bị ức chế không phát triển theo hướng nam.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chính testosteron đã in dấu ấn lên não thai nhi và có vai trò hướng giới tính sau này. Bằng chứng là các bé gái bị hội chứng cường tuyến thượng thận bẩm sinh thường có biểu hiện nam tính nhiều hơn các trẻ gái khác. Các trẻ này có xu hướng đồng tính hoặc quan hệ T*nh d*c với cả hai giới. Do vậy, có thể kết luận, nội tiết đóng vai trò quan trọng trong hình thành giới tính.

Hiện tại, với sự phát triển của y học, đặc biệt là sự chăm sóc sức khỏe thai nhi, có thể phát hiện những bất thường bẩm sinh của trẻ, giúp tầm soát những rối loạn giới tính cũng như tư vấn cho các cặp vợ chồng. Quá trình theo dõi để phát hiện những bất thường cơ quan Sinh d*c ở trẻ từ khi trẻ mới sinh ra cho đến quá trình dậy thì cần được thực hiện bởi các bác sĩ và người trong gia đình. Vai trò của bố mẹ và người thân đóng vai trò rất quan trọng. Phụ huynh hãy làm bạn với trẻ bởi những bất thường về ngoại hình cũng như bất thường về cấu trúc cơ quan Sinh d*c thể hiện rất nhiều qua tâm S*nh l* trẻ.

BS. Vũ Trung

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-gioi-tinh-o-tre-vi-sao-n158755.html)

Chủ đề liên quan:

rối loạn rối loạn giới tính

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY