Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sản phụ phản ánh bác sĩ tự ý gây tê làm liệt nửa người

TP HCM-Sản phụ 29 tuổi, cho rằng bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Mêkông tự ý đổi phương án gây mê thành gây tê, bỏ qua tiền sử dị ứng Thu*c tê, khiến chị liệt nửa người sau sinh.

Chồng sản phụ cho biết đưa vợ đến nhập viện ngày 2/11/2020, yêu cầu mổ lấy thai do thai lớn, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sử dị ứng Thu*c tê, xương chậu hẹp. sản phụ thông báo với nữ hộ sinh là từng bị dị ứng Thu*c tê khi mổ chân và răng. nữ hộ sinh dán sticker để lưu ý tình trạng này. tại phòng tiền phẫu, sản phụ tiếp tục trình bày tiền sử dị ứng Thu*c tê, yêu cầu gây mê, "được ê kíp mổ đồng ý" - theo gia đình sản phụ.

"khi vào phòng mổ, bác sĩ gây mê đã tự ý đổi phương án gây mê sang gây tê, bỏ qua tiền sử dị ứng Thu*c cũng như kết quả hội chẩn tiền phẫu", chồng sản phụ chia sẻ. khi được tiêm Thu*c tê vào tủy sống, chị co giật mạnh, nôn mửa liên tục trong quá trình phẫu thuật. sau mổ lấy thai, chị được đưa ra phòng hồi sức và phát hiện liệt nửa người bên trái. bệnh viện hội chẩn với bác sĩ bệnh viện nhân dân gia định và chuyển bệnh nhân sang làm các xét nghiệm chuyên sâu. kết quả sản phụ không gặp vấn đề gì.

Trong 49 ngày điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Mêkông, sản phụ được đưa đi siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, đo điện cơ... tại Bệnh viện Nhân dân 115, kết quả bình thường. Gia đình cho rằng bệnh viện lơ là trong chăm sóc, gián đoạn kế hoạch tập vật lý trị liệu khiến quá trình phục hồi chậm lại. Hiện sản phụ bị sang chấn tâm lý, mất ngủ, hoảng loạn hàng đêm, sụt 6 kg, không thể bế con hay cho con bú, các sinh hoạt cá nhân phải có người thân trợ giúp. Bệnh viện cũng không gửi bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo yêu cầu của sản phụ để làm hồ sơ bảo hiểm.

Sản phụ đang tập vật lý trị liệu. Ảnh do gia đình cung cấp.

Bác sĩ lê minh nguyệt, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, bệnh viện phụ sản mêkông, cho biết đây là trường hợp tai biến y khoa của bệnh viện. theo giải trình của bác sĩ trưởng khoa gây mê hồi sức, người trực tiếp gây tê sản phụ, khi vào phòng mổ, bác sĩ phân vân không biết tiêm Thu*c gây tê hay gây mê sẽ tốt hơn vì sản phụ từng một lần liệt nửa người thoáng qua trong lúc mang thai 30 tuần. sau khi test dị ứng Thu*c tê, bác sĩ quyết định tiêm Thu*c gây tê.

"Bác sĩ gây tê muốn áp dụng cách nào tốt nhất cho sản phụ nhưng lại thực hiện không đúng quy trình, phán đoán không tốt, dẫn đến sự cố ngoài ý muốn", bác sĩ Nguyệt nói. Thông thường, quá trình gây mê bệnh nhân có thể gặp nhiều nguy hiểm, nhiều nguy cơ tai biến hơn gây tê. Bệnh nhân khi phản ứng với Thu*c tê thường có biểu hiện sốc phản vệ, tụt huyết áp, trụy mạch, ngưng tim...

Lý giải lý do không gửi tóm tắt hồ sơ bệnh án sản phụ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn, Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, cho biết thời điểm đó trùng với lúc Sở Y tế TP HCM đến kiểm tra, đánh giá bệnh viện nên chậm đáp ứng yêu cầu của gia đình. Bệnh nhân điều trị gần hai tháng nên hồ sơ bệnh án rất dài. Một ngày sau, tức ngày 19/1, bệnh viện cử nhân viên y tế đến nhà đưa giấy xác nhận nhưng sản phụ không nhận. Bệnh viện nhận lỗi về việc chậm trễ này.

Theo bác sĩ tuấn, bệnh viện nhiều lần cùng đồng nghiệp các bệnh viện tiến hành chụp chiếu, siêu âm, khám, hội chẩn... sản phụ song vẫn không thấy có tổn thương thực thể, không chứng minh được tình trạng liệt nửa người liên quan đến gây tê. "chúng tôi không chối bỏ việc bệnh nhân yếu liệt nửa người, vẫn hỗ trợ tập vật lý trị liệu đến lúc hồi phục", bác sĩ tuấn nói.

Bệnh viện đã báo cáo Sở Y tế TP HCM vụ việc, họp hội đồng chuyên môn để rút kinh nghiệm. Bác sĩ gây tê cho sản phụ có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, "rất buồn và sốc, đã xin thôi việc", theo bác sĩ Nguyệt. Bệnh viện cũng xin lỗi sản phụ cùng gia đình.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/san-phu-phan-anh-bac-si-tu-y-gay-te-lam-liet-nua-nguoi-4224443.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Vì cho rằng không phải là rắn độc nên anh không đến bệnh viện anh Ngọc (Thạch Thất) đã tự nặn máu độc dẫn đến nhiễm trùng.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY