Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sáng 2/5: Việt Nam đã sang ngày thứ 16 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng

Đến 6 giờ ngày 2/5, Việt Nam bước sang ngày thứ 16 tiếp tục không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, nhưng người dân cần tích cực thực hiện phòng bệnh.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 30.517 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 244; cách ly tập trung tại cơ sở khác 5.540; cách ly tại nhà, nơi lưu trú 24.733

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca đang điều trị số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 là 9 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2 là 7 ca.

Với trường hợp BN92 dương tính lại với virus SARS-CoV-2 sau khi được công bố khỏi bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật vừa có kết quả xét nghiệm 87 cư dân của chung cư và 5 nhân viên của cửa hàng tiện lợi từng tiếp xúc với bệnh nhân này, đều cho kết quả âm tính.

Kết quả này cho thấy BN92 không lây bệnh cho những người sống xung quanh. Trên cơ sở đó, người dân trong chung cư có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe, mang khẩu trang liên tục, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc gần với người khác.

Riêng các các hộ gia đình tại tầng lầu có căn hộ của bệnh nhân lưu trú, ngành y tế đề nghị tiếp tục cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe, giám sát chặt chẽ hơn trong những ngày tới.

Những trường hợp đã tuân thủ cách ly đủ 14 ngày sau xuất viện, có kết quả xét nghiệm ngày thứ 15 âm tính, vẫn thuộc diện có nguy cơ cao cho cộng đồng, ngoài việc tiếp tục giám sát hàng ngày bằng xét nghiệm như đã nói trên, ngành y tế yêu cầu những trường hợp này không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết. Luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc và không tiếp xúc gần với người khác, tự theo dõi sức khỏe cho đến đủ 30 ngày sau xuất viện.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/sang-25-viet-nam-da-sang-ngay-thu-16-khong-ghi-nhan-ca-mac-moi-covid19-trong-cong-dong-20200501060921913.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY