Bạn nên biết hôm nay

Sơ cứu khi bị chó cắn

Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị chó nuôi trong nhà cắn gây vết thương nặng vùng đầu mặt cổ, nhiều trường hợp rất nghiêm trọng.
Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị chó nuôi trong nhà cắn gây vết thương nặng vùng đầu mặt cổ, nhiều trường hợp rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thích chơi đùa với chó nhưng chưa ý thức được sự nguy hiểm và chưa đủ sức để tự bảo vệ khi bị chó tấn công. Do đó mọi người chú ý phòng ngừa và học cách sơ cứu T*i n*n này.

bị chó cắn">sơ cứu khi bị chó cắn

- Khi gặp trường hợp trẻ bị chó cắn, ngay lập tức người lớn cần trấn an, an ủi trẻ, nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn. Sau đó xem xét vết thương rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Lưu ý: cần phải rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu.

- Dùng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70 độ hoặc dung dịch iod) để sát trùng vết thương. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Sau khi đã thực hiện các bước trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét và có chỉ định thích hợp. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay.

- Cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván và có thể tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận Sinh d*c, vết thương sâu và nhiều.

Quan trọng là phòng ngừa

Chó là một vật nuôi gần gũi trong mỗi gia đình, do đó trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng, vì vậy nguy cơ trẻ bị chó cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ vì chó tuy là động vật rất gần gũi với con người nhưng bản năng hoang dã có thể khiến chúng có những phản ứng rất quyết liệt khi đùa giỡn thái quá. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như sau: cuộn tròn người lại, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.

Ngoài ra, cũng cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo. Cách tốt nhất để tránh T*i n*n do chó cắn nếu gia đình có trẻ nhỏ là không nên nuôi chó.

Bác sĩ Nguyễn Nhật Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-khi-bi-cho-can-20216.html)

Tin cùng nội dung

  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY