Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Sợ kỳ thị, không lấy được vợ-chồng, nhiều sinh viên giấu bệnh truyền nhiễm

Các bác sĩ cho biết, đa số học sinh sinh viên có tâm lý lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này, khó lấy vợ, không có con… nên thường giấu bệnh, không đi khám. Điều này gây khó khăn cho quá trình điều trị, và dễ lây nhiễm cho các bạn khác.

Tối 19/12, tại Trường Đại học Thuỷ lợi đã diễn ra Hội thảo về dự phòng lây HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới với các tư vấn hữu ích đến từ các bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hội thảo nhằm nâng cao kiến thức, cách phòng tránh cho về các bệnh lây truyền qua đường máu như bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cung cấp thêm kiến thức phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp như sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu, cúm,…

PGS.TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo TS.BS Lê Xuân Luật – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, học sinh sinh viên là đối tượng rất dễ mắc bệnh nếu không được trang bị các kiến thức phòng tránh. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ từng gặp nhiều trường hợp rất chủ quan với bệnh tật do thiếu thông tin, hoặc biết bệnh mà không điều trị, giấu bệnh vì sợ mọi người kỳ thị, đa số các bạn trẻ có tâm lý lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân sau này, khó lấy vợ, không có con…

Một lưu ý nữa là trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu các bạn trẻ không chú ý thì cũng rất dễ lây nhiễm bệnh từ người khác mà không hề hay biết, chẳng hạn như việc dùng chung bàn chải đánh răng, xăm mình,...

Về bệnh HIV/AIDS, theo BS. Ngô Văn An - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, HIV là bệnh truyền nhiễm, do đó ảnh hưởng đến các cá nhân và toàn bộ cộng đồng. Tuy nhiên HIV có thể phòng ngừa được 100% và cách tốt nhất để ngăn chặn dịch HIV ở Việt Nam là thông qua phòng bệnh. Những người nhiễm HIV và gia đình họ cũng như cộng đồng cần có kiến thức về lây truyền HIV và cách phòng bệnh...

Các bác sĩ chia sẻ thông tin phòng bệnh cho sinh viên Đại học Thủy lợi.

Chuyên gia truyền nhiễm khuyến cáo, học sinh sinh viên cần quan tâm hơn đến sức khoẻ của mình, thực hiện nếp sống lành mạnh, chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Một số các xét nghiệm không có trong kiểm tra sức khoẻ định kỳ tại trường cho học sinh sinh viên thì có thể đến bệnh viện để kiểm tra giúp phát hiện bệnh sớm. Chi phí xét nghiệm không quá đắt đỏ, chẳng hạn xét nghiệm viêm gan B ở Bệnh viện Bạch Mai hiện chỉ có giá 72.000 đồng, không quá lớn so với lợi ích mà nó mang lại, sinh viên hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện.

"Viêm gan B là căn nguyên chính gây ung thư gan, xơ gan tại Việt Nam. Theo WHO có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm viêm gan B. Tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh tại nước ta vào năm 2013 là 56%. Để phòng bệnh này cần không dùng chung bơm kim tiêm; không dùng chung bàn chải đánh răng; không dùng chung dao cạo râu; không xăm nếu không đảm bảo dụng cụ xăm có được tiệt trùng; Quan hệ T*nh d*c an toàn...

Nếu phụ nữ nhiễm viêm gan B có mang thai, cần kiểm tra men gan thường xuyên và tải lượng vi rút vào tuần 21 thai kỳ. Tiêm vắc xin viêm gan B và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24-48h sau sinh"- TS. Luật thông tin.

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, các bạn trẻ nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Hiện nay đã có rất nhiều loại vắc xin giúp bảo vệ sức khỏe người dân như vắc xin cúm, sởi quai bị rubella, uốn ván, thủy đậu, viêm gan, HPV phòng ung thư cổ tử cung...

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/so-ky-thi-khong-lay-duoc-vo-chong-nhieu-sinh-vien-giau-benh-truyen-nhiem-n151943.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Chào Mangyte! Em có tiêm phòng viên gan B ở viện Pasteur mũi thứ 2 vào tháng 12/2013 (giá Thu*c là 120.000 đ). Nhưng do làm mất phiếu tiêm nên khi vào tiêm mũi thứ 3 viện Pasteur không cho tiêm (vì không biết loại Thu*c nào). Cho em hỏi vậy bây giờ em phải tiêm lại từ đầu hay cách nào cho em tiêm được mũi thứ 3 hay không? (Tuyết Hạnh - TPHCM)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Ung thư gan nguyên phát là ung thư bắt nguồn từ gan, khác với ung thư gan thứ phát là loại ung thư từ một cơ quan khác của cơ thể di căn đến gan
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY