Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sốc nhiễm trùng do thủng trực tràng

Nữ bệnh nhân 63 tuổi, quê Đồng Nai, thủng thực tràng, phân chứa đầy phúc mạc dẫn đến nhiễm trùng nhiễm độc, nguy cơ Tu vong 90%.

Bệnh nhân bị rối loạn vận động, nằm tại giường 5 năm nay, thường xuyên táo bón. Một ngày trước khi nhập viện, bà mệt, buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ, đau bụng. Gia đình đưa đến Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) ngày 18/8 trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, khó thở, vô niệu, huyết áp tụt.

Các bác sĩ xác định bệnh nhân choáng nhiễm trùng nặng từ đường tiêu hóa. ct scan bụng phát hiện chỗ vỡ trực tràng, khí và hơi tự do ổ bụng. bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm độc do vỡ trực tràng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khoa, Khoa Ngoại Tổng quát, cho biết trường hợp này rất nặng, tình huống gay cấn và khẩn trương. "Bệnh nhân thủng trực tràng, phân đầy phúc mạc, đến bệnh viện trễ sau 24 giờ, nguy cơ Tu vong có thể lên đến 80-90%", bác sĩ Khoa phân tích. Nguy cơ Tu vong được đánh giá theo các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, y văn.

Bệnh nhân rối loạn vận động, đang sử dụng hai loại Thu*c vận mạch mới duy trì được huyết áp. Theo bác sĩ Khoa, vấn đề đặt ra là có mổ hay không. Nếu mổ, không tránh khỏi khả năng Tu vong trên bàn mổ. "Khi trao đổi với gia đình, tôi có nói rằng nếu đây là người nhà tôi thì tôi sẽ đồng ý mổ. Các con của bà đều bật khóc, khiến chúng tôi càng thêm quyết tâm phẫu thuật cứu mạng bệnh nhân", bác sĩ Khoa nói.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nhôm, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, cho biết lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc đưa lên bàn mổ chỉ khoảng nửa giờ. Các bác sĩ chạy đua với thời gian, vừa hồi sức, vừa phẫu thuật để giữ lấy sinh mạng.

Sau mổ, bệnh nhân được tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục, thở máy, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng tĩnh mạch. Ba ngày sau, tình trạng toan chuyển hóa nặng, trụy tim mạch có dấu hiệu cải thiện dần, giảm liều vận mạch, bắt đầu có nước tiểu, thận hồi phục dần.

Bệnh nhân cai máy thở sau một tuần. Sau đó được rút nội khí quản, ra khỏi khu hồi sức. Ngày 4/9, bệnh nhân tỉnh táo, tập ăn cháo, tập vật lý trị liệu.

Theo bác sĩ khoa, người bệnh nằm tại giường, ít vận động, hệ tiêu hóa dần kém đi, tình trạng táo bón thường xuyên xuất hiện, cần quan tâm các triệu chứng bất thường, xử trí kịp thời tránh dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch tính mạng.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/soc-nhiem-trung-do-thung-truc-trang-4157113.html)

Tin cùng nội dung

  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY