Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Sốt cao không hạ - dấu hiệu của sốt xuất huyết

Mẹ bệnh nhân cho biết, 5 ngày trước bệnh nhân sốt cao liên tục 39 đến 40 độ C, uống Thu*c chỉ hạ nhiệt được vài tiếng lại sốt cao, sáng nay thấy em mệt mỏi quá nên mới đưa vào bệnh viện. Với bệnh sốt xuất huyết thì dấu hiệu sốt cao liên lục không hạ từ 2 đến 7 ngày, là rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi, khi thấy nhiệt độ tự nhiên hạ xuống đột ngột là có thể bệnh nhân sẽ trở nặng nên không được chủ quan.
Bé Trần Diễm C, 11 tuổi, nhà ở huyện Bình Đại, Bến Tre nhập viện vì sốt cao không hạ suốt 6 ngày, Sáng 23/6/2017 gia đình thấy bé hết sốt, nhưng bé kêu mệt, đau bụng và lừ đừ, liền đưa đến bệnh viện. Bác sĩ khám thấy tay chân của em mát rượi, nhưng da thì ửng đỏ, niêm mạc mắt thì sậm màu nên chẩn đoán em bị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, và cho bé truyền nước. Sau đó kết quả thử máu về thấy bé bị cô đặc máu, tiểu cầu trong máu giảm thấp, xác định cháu bị bệnh sốt xuất huyết đang chuyển sang giai đoạn nặng.

Mẹ em kể, 5 ngày trước em sốt cao liên tục 39 đến 40 độ C, uống Thu*c chỉ hạ nhiệt được vài tiếng lại sốt cao, sáng nay thấy em mệt mỏi quá nên mới đưa vào bệnh viện. Bác sĩ giải thích đối với bệnh sốt xuất huyết thì dấu hiệu sốt cao liên lục không hạ từ 2 đến 7 ngày, là rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi, khi thấy nhiệt độ tự nhiên hạ xuống đột ngột là có thể cháu sẽ trở nặng nên không được chủ quan.

Về chuyên môn, khi virus sốt xuất huyết vào trong máu sẽ kết hợp với kháng thể, tác động lên tế bào thực bào có nguồn gốc tủy xương làm sản xuất ra chất gây sốt nội sinh (bạch cầu trung tính trong máu và chất tiết, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào ở phổi, gan). Chất gây sốt nội sinh tác động lên trung tâm điều nhiệt, làm thay đổi điểm điều nhiệt gây ra sốt, tác động lên trung tâm điều hòa thân nhiệt làm cho người bệnh sốt rất cao và khó hạ.

Mặc dù sốt là một hiện tượng phản ứng có lợi cho cơ thể, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nhưng khi sốt quá cao sẽ gây bất lợi cho cơ thể như rối loạn thần kinh gây nhức đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân, mê sảng, ở trẻ con có thể có co giật, rối loạn tuần hoàn, rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, như đắng miệng, chán ăn, khô niêm mạc môi, miệng, giảm tiết dịch và nhu động của ống tiêu hóa gây ăn chậm tiêu, táo bón.

Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay, muỗi vằn phát triển mạnh, khiến cho bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền tăng theo, vì vậy bà con mình chú ý đề phòng, tránh cho trẻ bị muỗi đốt. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 2 ngày thì phải đi khám bệnh ngay. Bệnh sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng, theo dõi sát thì kết quả điều trị khỏi bệnh rất cao.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/sot-cao-khong-ha-dau-hieu-cua-sot-xuat-huyet-n133271.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY