Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sốt sau khi nhổ răng phải làm gì?

Nhổ răng tuy là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn không tránh khỏi những biến chứng khó lường. Đặc biệt, tình trạng sau khi nhổ răng bị sốt là hiện tượng rất phổ biến. Vậy cách xử lý sốt sau khi nhổ răng như thế nào?

Sốt sau khi nhổ răng do đâu?

Theo TS. Nguyễn Thị Châu Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật cao Răng Hàm Mặt- ĐH Y Hà Nội, sau khi nhổ răng bị sốt không phải là trường hợp hiếm gặp, tình trạng này xảy ra do những nguyên nhân chủ yếu trong đó có thể do chăm sóc răng miệng không tốt, có thể gặp biến chứng sau khi nhổ răng bị sốt xuất phát từ chính bản thân của người bệnh do không có cách chăm sóc bảo vệ răng miệng tốt sau quá trình nhổ răng, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ dẫn đến việc nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sau khi nhổ răng có thể do ăn nhai vào trúng vùng răng mới nhổ, hoặc có những tác động mạnh lên vùng đó dẫn đến chảy máu, sốt.

Với trường hợp nhổ răng khi sức khỏe yếu cũng khiến cho sức đề kháng không chống chọi được với những tác động vào tổ chức răng, đặc biệt là răng nằm gần dây thần kinh cũng có thể là nguyên nhân khiến sau khi nhổ răng bị sốt. Trường hợp những người bị bệnh sẵn thì khi nhổ răng, những biện pháp can thiệp và tác động cắt rạch sâu vào tổ chứa xương, nướu sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng.

BS. Lê Huy Thành, chuyên gia Răng Hàm Mặt cho biết, sau khi nhổ răng bị sốt cũng có thể là do kỹ thuật nhổ răng không được đảm bảo. Vì địa chỉ nha khoa mà bạn lựa chọn để nhổ răng là một yếu tố rất quan trọng quyết định ca nhổ răng của bạn có thành công hay không. Nếu bác sĩ không tuân thủ đúng quy trình nhổ răng hoặc các dụng cụ phẫu thuật và phòng nha không được khử trùng an toàn,… sẽ dẫn đến sự cố trong và sau quá trình nhổ răng.

Một quy trình chuẩn khi bạn đi nhổ răng đó là các bác sĩ sẽ phải có phác đồ điều trị cụ thể, có kiểm tra, chụp X – quang để xác định vị trí và hình dạng của răng,… Trong một số trường hợp do sai sót của bác sĩ mà chân răng vẫn còn sót lại sau khi nhổ cũng sẽ làm bệnh nhân bị sốt.

Xử trí đúng

Để khắc phục tình trạng sau khi nhổ răng bị sốt, các chuyên gia cho rằng có thể áp dụng một số cách hạ sốt tại nhà như: chườm túi mát, uống nhiều nước, uống Thu*c theo đúng đơn bác sĩ đã kê nếu có, uống Thu*c hạ sốt và theo dõi nhiệt độ cơ thể.

Nếu trong trường hợp sốt cao và kéo dài (2-3 ngày) thì cần đến bác sĩ có uy tín hơn để kiểm tra lại nhằm có những phương hướng xử lý kịp thời. BS. Thành chia sẻ, thông thường, trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ rửa lại vết thương và kiểm tra lại xem có còn sót chân răng hay không. Nếu thật sự chân răng còn sót thì bác sĩ sẽ cho tiến hành lấy hết chân răng ra, sau đó kê Thu*c cho bạn uống và theo dõi thêm.

Các bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc đến nha khoa, sau khi nhổ răng cần chú ý vệ sinh bảo vệ răng miệng của mình ngay sau khi mới nhổ, vì lúc này vết chân răng vẫn chưa lành rất dễ xảy ra nhiễm khuẩn.

Nguyễn Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sot-sau-khi-nho-rang-phai-lam-gi-n145961.html)

Chủ đề liên quan:

đau răng nhổ răng sốt sau nhổ răng

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Đau răng ngoài việc gây đau dữ dội còn có thể gây nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn ống tủy. việc phòng chống đau răng nên thực hiện từ khi còn nhỏ.
  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY