Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng mạnh trước mùa tựu trường

Biểu đồ ca bệnh cao hơn những tháng trước, bệnh nhân nhập viện ồ ạt, các bác sĩ tại TP HCM cho biết, sốt xuất huyết và tay chân miệng là hai bệnh đang vào mùa cao điểm và đe dọa sức khỏe học sinh trong mùa khai giảng.

Đông nhất là tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nơi vừa tiếp nhận bệnh nhi tại TP HCM lẫn các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhiều phụ huynh lo lắng không biết con có bình phục kịp năm học mới hay không.

Sáng 9/8, tại khoa Nhiễm - Thần Kinh của bệnh viện này, bảng ghi chép của khoa cho thấy có hơn 160 bệnh nhi đang lưu tại khoa để điều trị, trong đó phần lớn là các bé mắc tay chân miệng.

Phòng cấp cứu khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1 sáng 9/8. Ảnh: Thiên Chương

Đưa con từ Cần Giộc, Long An lên TP HCM rạng sáng 8/8, chị Mai Thị Quỳnh cho biết cháu bị sốt mấy ngày liền, nhưng đến tối qua thì co giật, mắt trợn ngược. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng và lập tức cho nhập viện. Đến 10h sáng, bệnh nhi vẫn còn được theo dõi trong tình trạng mê man. "Vài ngày nữa là bé vào mầm non. Con bệnh kiểu này, tôi lo quá", chị Quỳnh nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, không có nhiều ca nặng nhưng số ca bệnh đang tăng. Điều này theo bác sĩ Khanh là do bệnh đã vào mùa.

Bệnh tăng ca khiến tình trạng quá tải vốn thường xuyên xảy ra, nay càng thấy rõ hơn. Tại khu hành lang, lối đi chính của khoa, gần 20 bệnh nhi phải trải chiếu nằm để được theo dõi.

Tương tự như khoa Nhiễm - Thần kinh, trong sáng nay, khoa Sốt Xuất Huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng có hơn 120 bé nội trú khiến nhiều bé phải nằm hàng lanh. Ngoài một số bé mắc bệnh lý về máu, phần lớn là bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, trong đó khoảng 40% trẻ ở TP HCM, số còn lại đến từ các tỉnh.

Khác với cách đây một tháng, phòng cấp cứu của khoa Sốt xuất huyết từ đầu tuần đến nay đều đông nghịt. Đặc biệt trong sáng nay có đến hàng chục ca nặng.

"Đứa anh mới xuất viện thì đến đứa em nhập viện. Hai anh em đều bị sốc ở thể nặng. mấy tuần nay, trong xóm tôi trẻ em liên tục mắc sốt xuất huyết", chị Thủy, phụ huynh ở Gò Công, Tiền Giang có con trai 9 tuổi đang nằm cấp cứu nói.

Cùng có con đang theo dõi tại khoa, anh Hải, bố của bé gái 16 tháng tuổi quê ở Bạc Liêu cũng cho biết, con anh nhập viện được 4 ngày mà vẫn chưa khỏi bệnh. "Trong nhà có 4 trẻ thì đã hết 2 đứa phải nhập viện vì sốt xuất huyết", anh này nói.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó khoa Hồi sức cấp cứu cho hay, hiện có rất nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết thể nặng trong đó có bé nguy kịch đang phải thở máy.

Tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ trưởng khoa Đỗ Châu Việt cũng cho biết lượng bệnh nhân tay chân miệng và sốt xuất huyết hiện tăng cao ca so với những tháng trước. Khẳng định sốt xuất đang vào mùa cao điểm, bác sĩ Việt cho biết mỗi ngày có đến hơn 20 trường hợp nhập viện với khoảng 10% bệnh nhân ở thể nặng.

"Số lượng bệnh nhân đông rõ nhất là tay chân miệng. Tuy không có nhiều ca bệnh nặng nhưng mỗi ngày có đến hơn 40 bé nhập viện", bác sĩ Việt nói.

Bệnh nhi khoa Nhiễm - Thần kinh nằm cả ở hành lang. Ảnh: Thiên Chương

Đại diện Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cũng cho hay, bệnh sốt xuất huyết đang có hiện tăng ca bắt đầu từ giữa và cuối tháng 7.

"Hiện đã vào mùa mưa nên sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có lượng người nhập viện điều trị cao nhất. Trung bình mỗi ngày có 62 lượt người đến khám và có trung bình 30 người bệnh nặng phải nhập viện", một bác sĩ cho biết.

Theo bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 423 ca nhập viện tăng 48 ca so với số ca nhập viện tuần trước, tăng 37ca so với số mắc cùng kỳ 2011.

Bệnh tay chân miệng là 423 ca trong tuần, tăng 78 ca ca so với số ca mắc tuần trước và tăng 104 so với số ca mắc trong tuần 32 của năm 2011.

"Nhằm ngăn bệnh tiếp tục bùng phát, nhất là khi năm học mới sắp đến, chúng tôi đã yêu cầu y tế dự phòng quận huyện kiểm soát bệnh trong các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình và các ca bệnh ở cộng đồng nhất là ở các khu nhà trọ. Bên cạnh đó phải xử lý triệt để các ca bệnh và ổ dịch", bác sĩ Siêu nói.

Để phòng bệnh cho trẻ ở độ tuổi đến trường, bác sĩ Siêu cũng khuyên phụ huynh nên hợp tác với nhà trường bằng cách thực hiện theo hướng dẫn phòng bệnh trên tờ rơi được giáo viên phát.

Về bệnh tay chân miệng, bác sĩ Siêu khuyên ngoài việc giữ vệ sinh môi trường, giữ vệ sinh đôi tay cho bé, người lớn cũng phải giữ vệ sinh cho bản thân trước khi chăm sóc trẻ. Với bệnh sốt huyết, biện pháp hiệu quả nhất là diệt muỗi, hủy các vật dụng đọng nước và cho trẻ ngủ mùng.

"Khi thấy trẻ sốt cao kéo dài hơn 2 ngày thì phải lập tức đưa các bé đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm nhằm tránh biến chứng nguy hiểm", giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP HCM nói.

Thiên Chương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-tang-manh-truoc-mua-tuu-truong-2279212.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY