Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

SP Glimepiride - Thuốc điều trị đái tháo đường tuyp 2

Nếu metformin/glimepirid liều tối đa không hiệu quả: duy trì liều Thuốc cũ, thêm glimepirid (đối với metformin)/insulin (đối với glimepirid) với liều khởi đầu thấp rồi điều chỉnh (nếu cần).

Thành phần

Glimepiride.

Chỉ định

Đái tháo đường týp 2 (không phụ thuộc insulin) ở người lớn khi chế độ ăn, luyện tập và giảm cân không hiệu quả, có thể phối hợp metformin, glitazon, insulin.

Liều dùng

Khởi đầu 1 mg/ngày, có thể tăng dần mỗi 1-2 tuần lên 1 mg/ngày đến khi đạt mức đường huyết mong muốn (tối đa 8 mg/ngày).

Không nên dùng > 1 mg/ngày nếu ClCr < 22mL/phút.

Chuyển sang insulin khi suy gan/thận nặng.

Khi chuyển từ Thuốc trị đái tháo đường khác sang: cân nhắc hiệu lực, T1/2 của Thuốc đã dùng (nếu T1/2 dài (clorpropamid) thì nên nghỉ Thuốc cũ vài ngày để tránh tụt đường huyết).

Nếu metformin/glimepirid liều tối đa không hiệu quả: duy trì liều Thuốc cũ, thêm glimepirid (đối với metformin)/insulin (đối với glimepirid) với liều khởi đầu thấp rồi điều chỉnh (nếu cần).

Cách dùng

Uống ngay trước hoặc trong bữa ăn sáng thật đầy đủ hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.

Uống nguyên viên với nhiều nước.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Thuốc/sulfonylurea/sulfonamid khác.

Đái tháo đường týp 1 (phụ thuộc insulin).

Nhiễm acid-ceton, tiền hôn mê/hôn mê do đái tháo đường.

Suy thận/gan nặng.

Thời kỳ mang thai.

Thận trọng

Chú ý triệu chứng tụt đường huyết: nhức đầu, đói cồn cào, buồn nôn/nôn, mệt mỏi, buồn ngủ/rối loạn giấc ngủ, bồn chồn, hung hăng, giảm tập trung/linh hoạt, phản ứng chậm, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn lời nói/thị giác, mất ngôn ngữ, run rẩy, liệt nhẹ, rối loạn cảm giác, chóng mặt, bất lực, mất tự chủ, mê sảng, co giật, buồn ngủ/mất ý thức dẫn đến hôn mê, thở cạn, nhịp tim chậm; triệu chứng đối giao cảm (đổ mồ hôi, da ẩm lạnh, lo âu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực, đau thắt ngực, loạn nhịp tim); bệnh cảnh cơn tụt đường huyết nặng cấp tính có thể giống cơn đột quỵ.

Tụt đường huyết nặng/kéo dài chỉ có thể kiểm soát tạm thời bằng cách ăn ngay đường/uống nước đường (chất làm ngọt nhân tạo không có tác dụng).

Các yếu tố tăng nguy cơ tụt đường huyết: người bệnh không hợp tác tốt; suy dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn/ăn uống thất thường/bỏ bữa, uống rượu; mất cân bằng hoạt động thể lực & lượng carbohydrat ăn vào; suy thận, rối loạn trầm trọng chức năng gan; quá liều; rối loạn mất bù hệ nội tiết ảnh hưởng đến biến dưỡng carbohydrat/phản ứng điều chỉnh ngược do tụt đường huyết (rối loạn tuyến giáp, suy tuyến yên trước/vỏ thượng thận); dùng chung một số Thuốc khác.

Chú ý dấu hiệu tăng đường huyết (tiểu nhiều, khát nước dữ dội, khô miệng, khô da).

Theo dõi định kỳ đường huyết, HbA1c (mỗi 3-6 tháng), chức năng gan, huyết học.

Tạm thời chuyển sang insulin khi bị stress (chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng kèm sốt).

Có thể gây thiếu máu tán huyết nếu thiếu hụt G6PD.

Không nên dùng Thuốc nếu không dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase/kém hấp thu glucose-galactose.

Phản ứng phụ

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu; buồn nôn, nôn, đầy tức vùng thượng vị, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thị giác tạm thời.

Ít gặp: phản ứng dị ứng/giả dị ứng, mẩn đỏ, mày đay, ngứa.

Hiếm gặp: tăng enzym gan, vàng da, suy gan; giảm hồng cầu/bạch cầu, mất bạch cầu hạt; viêm mạch dị ứng; nhạy cảm ánh sáng

Tương tác Thuốc

Tăng hạ đường huyết: phenylbutazon, azapropazon, oxyfenbutazon, insulin, Thuốc uống trị đái tháo đường (metformin), salicylat, acid p-amino-salicylic, chất ức chế giao cảm, steroid đồng hóa, hormon Sinh d*c nam, chloramphenicol, sulfonamid tác dụng kéo dài, tetracyclin, quinolon, clarithromycin, Thuốc chống đông coumarin, fenfluramin, disopyramid, fibrat, ACEI, fluoxetin, IMAO, allopurinol, probenecid, sulfinpyrazon, cyclophosphamid, trophosphamid, iphosphamid, miconazol, fluconazol.

Giảm hạ đường huyết: oestrogen/progestogen, Thuốc lợi tiểu, hormon tuyến giáp, glucocorticoid, dẫn xuất phenothiazin, chlorpromazin, adrenalin, Thuốc giống giao cảm, acid nicotinic (liều cao) & dẫn xuất, Thuốc nhuận tràng (dùng dài hạn), phenytoin, diazoxid, glucagon, barbiturat, rifampicin, acetazolamid. Thuốc kháng H2, chẹn beta, clonidin, reserpin, rượu: tăng/giảm hạ đường huyết.

Thuốc ức chế giao cảm (chẹn beta, clonidin, guanethidin, reserpin): che lấp dấu hiệu tụt đường huyết.

Tăng/giảm tác dụng dẫn xuất coumarin.

Trình bày và đóng gói

Viên nén: 2 mg x 3 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất

Shinpoong Daewoo.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/s/sp-glimepiride/)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY