Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 230.000 ca đột quỵ, trong đó 90% để lại di chứng, 50% ca bệnh Tu vong.
Đáng lưu ý, những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng, tại các bệnh viện lớn như bạch mai, trung ương quân đội 108, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ dưới 40 tuổi chiếm 10-17%.
Với người trẻ, nhiều người cho rằng tắm đêm chính là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. vậy đâu là sự thật?
TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định tắm gội đêm là nguy cơ gây đột quỵ.
Tắm đêm không phải nguyên nhân gây đột quỵ
Các tài liệu y khoa trên thế giới cho thấy, đột quỵ thay đổi theo mùa, tỉ lệ mắc đột quỵ cao hơn hẳn vào mùa đông. bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông cũng có tiên lượng xấu hơn và tỉ lệ Tu vong cao hơn hẳn.
Trong nghiên cứu mang tính bước ngoặt, nếu nhiệt độ giảm 5 độ c sẽ khiến tỉ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng thêm 7%.
Đặc biệt, các thống kê chỉ ra đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm ban ngày từ 8-12h. ban đêm cũng xảy ra nhưng không thường xuyên.
Riêng những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày.
TS Chính nhấn mạnh, hiện tượng hay gặp nhất sau tắm gội đêm là chóng mặt, choáng váng, nguyên nhân do giãn mạch vì tắm nước nóng.
TS Chính giải thích, khi thời tiết lạnh, mạch máu luôn co lại. Khi tắm, nhất là tắm vào ban đêm bằng nước ấm, mạch máu khi đó sẽ giãn ra khiến máu ở trung tâm dồn ra ngoại vi đột ngột gây hiện tượng “ăn cắp máu”. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng máu đến tim, đến não, gây hiện tượng choáng váng, ngất xỉu sau tắm. Hiện tượng này khác với đột quỵ.