Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sự thực ngồi ở nhà vẫn nhiễm Covid-19

Khi số ca nhiễm cộng đồng tăng cao, nhiều người thắc mắc tại sao ở nhà, có trường hợp không đi đâu cả tháng, không tiếp xúc với ai mà vẫn bị nhiễm Covid-19.
Nhiều người thắc mắc vì sao ngồi ở nhà mà vẫn nhiễm Covid-19? (ảnh minh hoạ) 

Cơ chế lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có thay đổi?

Họ lo ngại rằng do vi rút có trong không khí quá “đậm đặc”. Vậy cơ chế lây nhiễm virus SARS-CoV-2 có thay đổi?

Lý giải những băn khoăn này, TS. Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khẳng định cơ chế lây nhiễm của vi rút SARS-CoV-2 vẫn là qua giọt bắn chứ không phải qua không khí. 

“Vi rút  lây qua giọt bắn to hoặc nhỏ dạng Son khí (aerosol) chứ không có chuyện vi rút lây qua không khí. Đây là cách hiểu sai lầm. Vi rút tách ra khỏi giọt bắn thì ch*t ngay do tác động của ngoại cảnh.

Vỏ bọc của vi rút là lipid dễ tan trong nhiệt. Nếu lây qua không khí thì chỉ có đeo khẩu trang N95 mới có tác dụng còn những loại khác trở nên vô hiệu”, TS. Nguyễn Huy Nga nói.

Khẳng định không thể có chuyện “ngồi trong nhà, không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ” mà “có thể nhiễm Covid- 19”, TS Nguyễn Huy Nga cho rằng với những trường hợp này cần điều tra kỹ xem họ có thực sự “ngồi yên trong nhà hay không?”.

“Tôi đã từng hỏi nhiều người bệnh về dịch tễ rồi. Họ đi lấy mẫu xét nghiệm, đi tiêm vắc xin, con cháu đi làm tùm lum khắp nơi. Chả có chuyện ngồi trong nhà mà bị dịch”, TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến vấn đề này, theo TS.BS Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn S*nh l* - S*nh l* bệnh - miễn dịch của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nhiều người không để ý đến những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm Covid-19.

Hoặc tình huống người dân ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không tránh khỏi được những cơ hội dễ bị lây nhiễm như ra ngoài mua thực phẩm, Thu*c men hoặc là lây nhiễm từ các hàng hoá đặt mua từ nơi khác về…

5K, vắc xin vẫn là 'tấm khiên' bảo vệ

Bởi theo TS. BS Duy, ngoài việc lây lan trực tiếp qua các giọt khí dung lơ lửng trong không khí, vi rút còn có thể hiện diện trên bề mặt vật dụng và bằng cách nào đó có thể tiếp xúc với những vùng niêm mạc như mắt, mũi miệng, thông thường là qua đôi bàn tay của chúng ta. Chính vì thế, bác sĩ Duy khuyên ngoài việc thực hiện tốt 5K thì còn phải chú ý thực hiện những việc sau:

Hạn chế dùng thang máy đông người, và nếu có thể, hãy sử dụng thang bộ. Nếu như buộc phải sử dụng thang máy, thì phải đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện trong thang máy. Có thể sử dụng vật dụng như chìa khóa để bấm nút thang máy thay vì dùng tay.

Thứ hai, dù hiện tại chưa có bằng chứng về việc vi rút có thể lây truyền qua các bưu phẩm, hay vật phẩm giao nhận qua chuyển phát, nhưng nghiên cứu cho thấy vi rút SARS-CoV-2 có thể tồn tại khoảng 1 ngày trên bề mặt giấy cát tông, và khoảng 3 ngày trên bề mặt nhựa. Cho dù lượng vi rút đó chưa biết có đủ để gây nhiễm cho người tiếp xúc hay không, nhưng cũng chưa có bằng chứng chứng minh cho điều ngược lại.

Do đó, để giảm tối đa nguy cơ bị lây nhiễm qua các vật trung gian, bác sĩ Duy khuyên khi nhận vật phẩm từ nơi khác gửi đến, nên lau bề mặt vật phẩm bằng dung dịch sát khuẩn trước khi mang vào nhà, và rửa tay sạch sau khi mở vật phẩm.

Đối với thực phẩm, có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy, hoặc ngâm vào dung dịch muối loãng và rửa sạch trước khi chế biến. Hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn trong giai đoạn này.

Còn trong trường hợp nếu trở về từ nơi có nguy cơ cao (những nơi tụ tập đông người, trở về từ khu cách ly, bệnh viện), thì bác sĩ Duy có lời khuyên: “Nên để giày dép bên ngoài, không mang vào nhà, hoặc phải xịt với dung dịch khử khuẩn rồi mới mang vào nhà, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc với nước và xà phòng, cởi quần áo bên ngoài và cho vào máy giặt hoặc ngâm với xà phòng ngay, rửa tay lại lần nữa rồi cuối cùng mới tháo khẩu trang và bỏ vào thùng rác, đậy nắp lại, sau đó rửa tay và tắm rửa thật sạch sẽ. Vì vùng mũi - họng là nơi bệnh xâm nhập, nên khẩu trang phải là vật được gỡ bỏ cuối cùng trong suốt quy trình này, để đảm bảo nếu có vi rút bám lên các bề mặt như bàn tay, quần áo sẽ không có cơ hội tiếp xúc với vùng mũi - họng”.

Bác bỏ thông tin cho rằng “vi rút SARS-CoV-2 lây qua không khí, lây ở khắp nơi, ở trong nhà không đi đâu mà bị dịch” là sai. TS Nguyễn Huy Nga cho rằng đối với người dân trong lúc này điều quan trọng nhất để phòng dịch là tuân thủ các biện pháp 5K theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế; đồng thời tiêm vắc xin khi đến lượt.

Theo đó, người dân cần đeo khẩu trang đúng chất lượng và đúng cách khi ra ngoài thậm chí ngay cả khi đi thang máy, ra hành lang nhà chung cư, xuống sảnh chung cư…

Tại những vùng đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, người dân cần tuyệt đối tuân thủ, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp cần thiết (mua thực phẩm, nhu yếu phẩm, Thu*c men, cấp cứu…); đi làm cần tuân thủ giãn cách theo ngày.

N. Huyền 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/su-thuc-ngoi-o-nha-ma-van-nhiem-covid-19-293942.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY