Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sức khoẻ bác gái của BN17 diễn tiến nặng, phải thở máy, lọc máu hiện ra sao?

MangYTe - Sáng 17/3, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, lọc máu... tiếp tục hội chẩn trực tuyến về các ca bệnh COVID-19 diễn tiến nặng, trong đó có bác gái của BN17.

Tính đến 13h ngày 17/3, Việt Nam đã ghi nhận 61 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 16 bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn.

45 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế có 27 bệnh nhân người Việt Nam, 18 bệnh nhân là người nước ngoài. Đa số bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ ổn định, chức năng sống được kiểm soát.

Trong số 45 bệnh nhân này có 2 bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý nền phải thở máy và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

Sáng 17/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cùng PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cùng GS.TS Nguyễn Gia Bình - chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực và các chuyên gia của Đội cơ động phản ứng nhanh (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã hội chẩn cho hai trường hợp bệnh nhân này.

Cập nhật đến đến cuối giờ sáng 17/3 cho biết, bệnh nhân nữ người Việt (64 tuổi có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình) vẫn đang thở máy, lọc máu duy trì được các chỉ số sinh tồn ổn, bệnh nhân tỉnh, dừng an thần.

Hiện Việt Nam có 45 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi tại các cơ sở y tế.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, trước đó, từ cuối giờ chiều ngày 15/3, bệnh nhân có triệu chứng khó thở tăng lên. Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân biểu hiện suy hô hấp tăng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định đặt ống khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch, chuyển bệnh nhân tới khoa Hồi sức tích cực, lọc máu, theo dõi điều trị.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tham gia hội chẩn trực tuyến điều trị cho các bệnh nhân diễn tiến nặng, sáng 17/3.

Bệnh nhân nam người Anh (69 tuổi có bệnh nền là đái tháo đường type 2, tăng huyết áp), vẫn đang thở máy, nhịp tim đều, tình trạng suy hô hấp tăng, hiện đang dùng các kỹ thuật huy động phổi, tạm thời chưa phải dùng phương pháp trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO). Bệnh nhân này từ ngày 15/3 đã được thở máy, lọc máu. Từ 2h30 sáng ngày 16/3, bệnh nhân được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực.

Liên quan đến các trường hợp bệnh nhân nặng, ngay khi nhận thông tin về diễn biến nặng của bệnh nhân nam người Anh, sáng 15/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã liên hệ trực tiếp với GS.TS Nguyễn Gia Bình đề nghị phối hợp, hỗ trợ chuyên môn để điều trị cho các bệnh nhân.

Tiếp sau đó, trưa cùng ngày, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, một đội cơ động phản ứng nhanh của Bệnh viện Bạch Mai đã tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để hội chẩn điều trị bệnh nhân này. Cuối giờ chiều 15/3, tại điểm cầu Bộ Y tế, các chuyên gia đầu ngành về hồi sức, hô hấp, tim mạch... đã cùng hội chẩn trực tuyến điều trị cho bệnh nhân với các bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Tiếp đó, sáng 16/3, tại điểm cầu Khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã cùng hội chẩn trực tuyến bàn thảo, chia sẻ ý kiến về theo dõi, phối hợp điều trị điều trị các bệnh nhân nặng với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/suc-khoe-bac-gai-cua-bn17-dien-tien-nang-phai-tho-may-loc-mau-hien-ra-sao-20200317125755647.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 4, trước đây tưởng sẽ Tu vong, nhưng khi cho lọc máu lại cứu sống được nhiều em.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • BV Nhi TƯ vừa cứu sống một bệnh nhi bị ong vò vẽ đốt dẫn đến suy đa cơ quan. Sau 7 ngày lọc máu liên tục, cháu bé đã qua cơn nguy kịch.
  • Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lý tưởng nhất là được ghép thận mới để thay thế thận cũ nhưng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số bệnh nhân này có được may mắn đó.
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY