Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sùi mào gà không chừa trẻ em, người già

(MangYTe)- Thống kê tại BV Da liễu TP.HCM cho thấy có trẻ một, hai tuổi và cụ già bị tai biến không còn quan hệ T*nh d*c vẫn mắc căn bệnh này.

Bệnh sùi mào gà từ lâu được biết đến là căn bệnh lây lan chủ yếu qua đường T*nh d*c. Bệnh sùi mào gà được nhận định dù không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, ám ảnh về mặt tâm lý khi khó chữa dứt điểm và tái phát nhiều lần. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch yếu nên virus trong môi trường bên ngoài cũng dễ dàng tấn công gây bệnh.

Đa dạng lứa tuổi

BS CKII Lê Quốc Trung, Trưởng khoa lâm sàng 3, BV Da liễu TP.HCM, cho biết bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám và điều trị bệnh sùi mào gà nhiều nhất trong số các bệnh hoa liễu.

Trong đó, độ tuổi hoạt động T*nh d*c mạnh mẽ 17-29 mắc bệnh nhiều nhất. Tuy nhiên,  cũng có nhiều trường hợp trẻ em một, hai tuổi đã mắc bệnh. Ngoài ra, lứa tuổi khám phá quan hệ T*nh d*c sớm 13-15 tuổi mắc bệnh này không phải là hiếm.

Cá biệt có những người già 70, 80 tuổi vẫn mắc bệnh này, trong đó có cả cụ ông bị tai biến, không còn quan hệ T*nh d*c.

Cũng theo BS Trung, bệnh sùi mào gà do virus gây u nhú ở người HPV gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường quan hệ T*nh d*c không an toàn, theo đó virus sẽ theo các vết trầy xước vào cơ thể trú ngụ. Tùy theo hệ thống miễn dịch của mỗi người, có khi virus sẽ nằm yên trong máu và không gây biểu hiện bệnh hoặc biểu hiện ra ngoài thành các sẩn sùi như mồng gà. Đối với trường hợp cụ ông bị tai biến không còn quan hệ T*nh d*c, virus có thể đã ở trong cơ thể từ lâu và khi hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho virus phát triển gây bệnh.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc gián tiếp với virus bên ngoài hoặc dụng cụ dùng chung, không qua quan hệ T*nh d*c nhưng trường hợp này không nhiều. Chẳng hạn, cách đây vài năm ở Hưng Yên từng có vụ nữ y sĩ dùng dụng cụ y tế không tiệt trùng chữa bệnh ở cơ quan Sinh d*c đã vô tình làm lây virus khiến cả trăm trẻ mắc căn bệnh này. Các trẻ nhỏ một, hai, ba tuổi đã bị mắc bệnh có thể do quá trình vệ sinh, người chăm sóc mắc bệnh không vệ sinh tay lỡ để dính virus vào cơ thể bé hoặc có khả năng bé bị lạm dụng T*nh d*c. Trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch yếu nên virus dễ dàng tấn công gây bệnh.

Bệnh nhân khám bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c tại BV Da liễu TP.HCM. Ảnh: HL

Chích ngừa, giữ vệ sinh để phòng bệnh

Theo BS Trung, tổn thương cơ bản của bệnh sùi mào gà là các nốt sần sùi như chồi thịt trồi lên bề mặt da, xuất hiện ở vùng niêm mạc như niêm mạc Sinh d*c, hậu môn, miệng, giống như mồng của con gà. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tổn thương phát triển nhanh, lan ra xung quanh tạo thành những mảng, khối lớn.

Sùi mào gà do các chủng virus HPV 16, 18 có thể gây ung thư cổ tử cung cho phụ nữ và ung thư D**ng v*t cho nam. Bệnh sùi mào gà gây ám ảnh tâm lý, hoang mang vì thường tái phát. “Nhiều trường hợp điều trị một, hai lần không khỏi đã tìm kiếm nhiều nơi điều trị tốn kém. Đối với bệnh sùi mào gà, bệnh nhân cần phải được tư vấn cần kiên trì điều trị bệnh và theo dõi lâu dài. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể tốt, bệnh có thể tự khỏi. Nhưng nếu sức khỏe suy giảm, bệnh lại tiếp tục khởi phát. Nhiều người bệnh sau khi mắc sùi mào gà đã tự khỏi hoặc sau thời gian điều trị rất lâu mà không thấy bệnh quay trở lại” - BS Trung nói.

Đối với những người điều trị không còn tổn thương phải tiếp tục theo dõi ba, sáu tháng đến một năm. Nhiều trường hợp chữa hết sau một năm vẫn bị lại do tái nhiễm hoặc quan hệ với bạn tình bị mắc bệnh nhưng không điều trị.

Những người bị sùi mào gà đến khám và điều trị tại bệnh viện đều được tư vấn bảo vệ bạn tình hoặc những người xung quanh khỏi nguy cơ bệnh. “Khi mắc bệnh, quan hệ T*nh d*c bắt buộc phải sử dụng bao cao su hoặc kiêng quan hệ càng tốt vì bao cao su chỉ bảo vệ được phần mang, còn phần tiếp xúc vẫn có nguy cơ lây bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng vaccine HPV cho nam và nữ trong độ tuổi 9-26, tốt nhất là trước khi có quan hệ T*nh d*c cũng giúp phòng ngừa bệnh” - BS Trung cho hay.

Điều trị sùi mào gà ra sao?

BS Trung cho biết có nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà tùy theo tình trạng của người bệnh. Đối với sang thương nhỏ, bệnh nhân sẽ được xử lý chấm Thu*c hoặc axit vào sang thương, mục đích làm hủy mô tại chỗ. Đối với sang thương lớn hơn 1 cm, phương pháp điều trị ưu tiên là đốt điện, chiếu laser hoặc phẫu thuật loại bỏ sang thương.

Tại BV Da liễu TP.HCM, hằng năm số ca mắc bệnh sùi mào gà chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh hoa liễu và không ngừng gia tăng. Số liệu thống kê của bệnh viện cho thấy nếu như năm 2010 chỉ có gần 16.000 lượt khám sùi mào gà thì đến năm 2018 số lượt khám bệnh được ghi nhận trên 36.000 lượt. 

GIA NGHI

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/sui-mao-ga-khong-chua-tre-em-nguoi-gia-853813.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY