Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Suy nhược thần kinh- Căn bệnh không thể xem thường

Suy nhược thần kinh là căn bệnh rối loạn chức năng vỏ não và những trung khu dưới vỏ, càng ngày càng phổ biến ở nước ta đặc biệt là những người lao động trí óc.

Bác sĩ Lê Đình Hùng (chủ nhiệm Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng, địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “ Nguyên nhân chủ yếu do tế bào não của bạn hoạt động quá mức trong suốt thời gian dài. Hậu quả của để lại cũng rất phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng những chất lượng cuộc sống của người bệnh.”

Dấu hiệu của suy nhược thần kinh

Bác sĩ Lê Hùng chia sẻ: Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn tâm lý và biểu hiện rõ khi gặp thêm một số yếu tố thuận lợi. Các yếu tố thuận lợi đó có thể là: Cơ địa, lao động trí óc quá sức dẫn đến kiệt sức, Stress, những nhân tố kích thích suy nhược thần kinh ở môi trường xung quanh như tiếng ồn, điều kiện làm việc và học tập không tốt, bệnh lý viêm nhiễm mãn tính như viêm xoang, viêm túi mật, viêm loét dạ dày, nghiện rượu, mất ngủ kéo dài. Sau một thời gian căng thẳng stress kéo dài, làm việc quá sức sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh mãn tính.

Dấu hiệu bạn đầu có thể nhận biết được dễ dàng như : Đau đầu dữ dội, đau đầu vùng trán, vùng đỉnh đầu và vùng thái dương, đau đầu đột ngột và kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ đến 1 ngày. Đặc biệt bệnh nhân mệt mỏi, căng thẳng, xúc động mạnh thì cơn đau đầu tăng lên và sẽ giảm đi khi bệnh nhân đi vào giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ như ngủ không sâu, hay nằm mơ hoặc không ngủ được cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ khó thực hiện bởi sự tác động của ánh sáng, tiếng động nên sau khi thức dậy, cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải và bủn rủn tay chân. Vì mất ngủ về đêm nên ban ngày, người bệnh cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, học tập và sinh hoạt hằng ngày. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập.

Mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên. Điều đó khiến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật càng tăng lên biểu hiện như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày, thân nhiệt tăng và giảm không ổn định, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt ... Các triệu chứng về tâm thần như các rối loạn về cảm xúc khiến bệnh nhân hay xúc động, hồi hộp, lo âu, khí sắc trầm hơn. Khả năng tập trung trong công việc và học tập của bệnh nhân vì thế cũng giảm đi. Các triệu chứng về thần kinh như đau mỏi cột sống, đau mỏi cổ vai gáy, đau buốt xương. Những rối loạn cảm giác, giác quan, nội tạng, hoa mắt, chóng mặt, ... cũng thường xuyên xảy ra với những bệnh nhân suy nhược thần kinh.

Phương pháp suy nhược thần kinh hiệu quả

Bác sĩ Lê Hùng chia sẻ: “ Bệnh nhân mắc bệnh suy nhược thần kinh khi điều trị thường nhầm lẫn với các căn bệnh khác do chẩn đoán chưa chính xác . Bệnh nhân thường chỉ được chữa một triệu chứng nào đó nổi trội như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp...mà quên đi gốc bệnh nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tôi cũng gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám với căn bệnh đau đầu dữ dội, dùng Thu*c giảm đau không hiệu quả. Qua thăm khám tôi xác định căn nguyên của bệnh do căng thẳng là chính ngoài các Thu*c hoạt huyết tăng cường tuần hoàn não tôi còn phối hợp với các loại Thu*c giải tỏa căng thằng theo đông y gọi là “sơ can, lý khí, giải uất”. Đây là điểm mạnh của Thu*c Đông Y mà Thu*c Tây y không thể sánh bằng. Ngoài ra tôi còn tư vấn cho bệnh nhân nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh stress và tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục là biện pháp tốt nhất, vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng vừa giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Có bệnh nhân đến với triệu chứng đau cổ vai gáy dù đã đi khám chữa tại rất nhiều nơi, áp dụng tất cả các phương pháp dùng Thu*c và không dùng Thu*c như xoa bóp bấm huyệt , châm cứu, tác động cột sống... thì vẫn không thể cắt được cơn đau. Thậm chí khi đau tăng còn lan lên đầu, gây đau nhức đầu nghiêm trọng, buồn nôn, nôn và mất ngủ. Thoạt đầu các bạn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp nên chỉ điều trị theo hướng giảm đau, giãn cơ chính vì vậy bệnh không bao giờ khỏi được. Bởi vậy ngay từ bước khám bệnh ban đầu cần rất tỉ mỉ soi xét từng triệu chứng, hội chứng mà quy nạp thành bệnh, chẩn đoán phân biệt với các căn bệnh khác từ đó đề ra phương pháp điều trị tận gốc bệnh. Khi bệnh nhân tới Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng, bệnh tình thuyên giảm rất nhanh là vì vậy.

Đáp ứng yêu cầu của độc giả khám và tư vấn điều trị trực tiếp chúng tôi xin cung cấp địa chỉ :

- Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Lê Hùng

- Địa chỉ số 100 ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Để đặt lịch hẹn khám quý độc giả vui lòng liên hệ theo số điện thoại:

-Hotline: 0246329

2166/ 0965.149.128/ BS.Hùng:0906.281.013

H. Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/suy-nhuoc-than-kinh-can-benh-khong-the-xem-thuong-68431.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY