Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Suy nhược thần kinh gây hậu quả gì?

(MangYTe) - Suy nhược thần kinh là bệnh tâm căn phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam tỉ lệ bệnh suy nhược thần kinh chiếm 3-4% số dân, ở các nước Tây âu chiếm 5-10% số dân. Bệnh xuất hiện ở người lao động trí óc nhiều hơn người lao động chân tay, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, nhiều nhất ở lứa tuổi 20-45. Người bị suy nhược thần kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ bị trầm cảm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình.

Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh (neurasthenia) được định nghĩa là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể. bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh không ít gặp trong xã hội hiện đại, xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài. người bệnh hay than phiền về tính dễ bị kích thích, chóng mệt mỏi, đau đầu âm ỉ, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung tư tưởng, mất thích thú, thường biểu hiện trầm cảm, lo âu hoặc sợ hãi.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh do đâu?

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh được xác định là do các vấn đề về tâm lý, tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên.

Bệnh suy nhược thần kinh là sự rối loạn hoạt động thần kinh do căng thẳng, mệt mỏi, stress quá mức. bệnh xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn tâm lý và biểu hiện rõ hơn khi gặp các nhân tố thúc đẩy như: cơ địa thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, những bệnh viêm nhiễm mạn tính (viêm xoang, viêm túi mật, viêm loét dạ dày,…), nghiện rượu, thiếu ngủ dài ngày, kiệt sức, thiếu dinh dưỡng.

Triệu chứng của suy nhược thần kinh là gì?

Bệnh suy nhược thần kinh được biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau dưới đây:

- Hội chứng kích thích suy nhược: Người bệnh dễ bị kích thích, bất kỳ một tiếng động nào cũng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Sự kích thích dễ bùng mà cũng dễ tắt để thay thế bằng triệu chứng suy nhược, chóng mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.

- Nhức đầu: Người bệnh thường than phiền nhức đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Thời gian nhức đầu xuất hiện rất khác nhau tùy từng bệnh nhân. Có thể đau suốt ngày hoặc một vài giờ. Nhức đầu tăng lên khi xúc động, mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt.

- Mất ngủ: Giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ đợi giấc ngủ vì thế càng mất ngủ. Ánh sáng, tiếng động làm người bệnh khó ngủ, sáng dậy thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nề đặc biệt là tay chân. Ban ngày người bệnh cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được.

- Triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống. Rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi,…

- Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: mạch không ổn định khi chậm khi nhanh, huyết áp dao động với chiều hướng hạ. Đánh trống ngực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh,..

- Triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, hồi hộp lo lắng về bệnh tình, khí sắc hơi trầm. Khả năng tập trung chú ý kém, giảm sút trí nhớ nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

Suy nhược thần kinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì cho người bệnh?

Theo như chia sẻ của các chuyên gia, bệnh suy nhược thần kinh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. thế nhưng, nó lại gián tiếp gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

- khi hệ thần kinh của chúng ta gặp vấn đề, chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh giao cảm và hệ tim mạch. các chức năng của tim mạch cũng bị ảnh hưởng lớn. người bệnh có thể bị tăng huyết áp, co mạch, kích thích tiết mồ hôi.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có biểu hiện thở nông, thở dồn dập, khó thở, tăng tiết dịch và tăng co thắt rất nguy hiểm. một số người bị suy nhược thần kinh có biểu hiện khó thở, loạn nhịp tim, đau ngực, đau nhói vùng tim… tuy nhiên, khi thăm khám lại không phát hiện bệnh lý bất thường ở tim. điều này lại càng khiến người bệnh lo lắng hơn và từ đó bệnh suy nhược thần kinh sẽ trở nên nặng hơn.

- suy nhược thần kinh cũng khiến người mắc bị mất ngủ trầm trọng: người bệnh mặc dù rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ ngon, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc… điều này tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. ngoài mất ngủ, người bệnh còn phải chịu đựng các cơn đau đầu từ nhẹ đến nặng, kéo dài, âm ỉ rất khó chịu gây suy giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung.

- những người bị suy nhược thần kinh cũng dễ gặp phải sự rối loạn hành vi, cảm xúc. họ rất dễ cáu gắt, bực bội và khó chịu. dần dần người bệnh thu mình lại với cuộc sống, với xã hội và họ dễ rơi vào trầm cảm, tăng nguy cơ tự sát.

- đồng thời, những người bị suy nhược thần kinh cũng gặp một số ảnh hưởng như: cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, trí nhớ suy giảm, hoa mắt, chóng mặt, mệt tim, rối loạn bài tiết…

Điều trị suy nhược thần kinh như thế nào?

* Theo tây y

- người bệnh sau khi thăm khám và được xác định chính xác mắc các bệnh suy nhược thần kinh sẽ được kê các loại Thu*c giúp tăng cường hệ tuần hoàn, dinh dưỡng cho não, an thần, giải lo âu, giảm đau, giảm triệu chứng mất ngủ…. cùng với đó là các loại Thu*c giảm đau để loại bỏ triệu chứng của bệnh. chúng phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng sử dụng về lâu dài có thể gây nhờn Thu*c, mất tác dụng. hơn nữa, Thu*c có thể gây hại cho gan, dạ dày, thận…

- Kết hợp với dùng Thu*c là áp dụng liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống. Từ đó cân bằng tâm lý và giúp chữa bệnh hiệu quả.

* Theo đông y

Theo yhct, suy nhược thần kinh gây ra do can khí uất kết lâu ngày làm tổn thương âm huyết thường dẫn đến các chứng trạng âm hư dương xung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… ngoài ra “can mộc khắc tỳ thổ” đã làm tỳ mất vận hóa khiến khí trệ, huyết ứ và tâm khí bị tổn thương dễ gây ra những triệu chứng biểu hiện của tâm và tỳ hư.

Ngoài ra, can chủ về tức giận, về tính nóng nảy cáu gắt. Ngược lại nếu hay cáu giận sẽ hại can. Nếu can không chủ được nộ sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến những hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì dẫn đến 1 số bệnh tinh thần. Bên cạnh đó, can là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi cơ thể ở trạng thái hoạt động phần lớn huyết được chuyển từ can tới tận tế bào, cung cấp dinh dưỡng cho hoạt động của tế bào. Khi nghỉ ngơi, đại bộ phận huyết được trở về can. Nếu huyết không thu về can sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn, khó ngủ.

Vì vậy hướng hỗ trợ điều trị chung là sử dụng các vị Thu*c an thần gây ngủ, có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ, dùng thích hợp cho những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, buồn phiền kết hợp với các Thu*c bổ huyết, bổ âm, hoạt huyết hành khí, sơ can giải uất từ đó cải thiện được các tình trạng đau đầu mất ngủ, căng thẳng thần kinh, lo lắng…

Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo cách mà nhiều người bị suy nhược thần kinh đã áp dụng có kết quả tốt, đó là dùng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ hợp hoan bì, ngũ vị tử, hồng táo, toan táo nhân... giúp cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống do suy nhược thần kinh gây ra.

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Neurasthenia

https://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3537752/Feeling-exhausted-overworked-neurasthenia-unable-cope-pace-modern-life-diagnosed-Victorians.html

Cuộc sống phát triển, con người nhiều lo toan, dẫn đến căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm… Để cải thiện những căng thẳng không đáng có, hãy rèn luyện, gìn giữ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, công ty Dược phẩm Á Âu đã và đang phân phối thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Đây là một sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như cao táo nhân, cao hồng táo, soy lecithin, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim, nicotinamid (vitamin pp) và phụ liệu lactose, magnesium stearate, có công dụng tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần. dùng cho những người bị căng thẳng, suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), stress, trầm cảm. và người làm việc lao động trí óc căng thẳng: học sinh, sinh viên ôn thi, những người lao động trí óc nhiều.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 – 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.37756431 – 024.37756433 - Hotline miễn cước 18006105.

*Sản phẩm không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh

Kiều Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/tu-van/suy-nhuoc-than-kinh-gay-hau-qua-gi-20181128073120746.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY