Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Suýt mất mạng vì ăn gỏi cá rô phi nhiễm tả biển

(MangYTe) Theo các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, vừa qua Bệnh viện đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời trường hợp bệnh nhân nhiễm độc nặng, nguy hiểm đến tính mạng vì ăn gỏi cá rô phi nhiễm tả biển.

GS.TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân là ông N.V.T (54 tuổi, Hải Phòng). Ông T là lao động tự do, làm việc tại các công trình xây dựng địa phương. Ngày 7/4, sau một ngày làm việc, ông T cùng bạn bè ăn món gỏi cá rô phi.

suy t ma t mang vi an goi ca ro phi nhiem ta bie n
Bệnh nhân T hiện vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Ngày hôm sau, ông T bắt đầu phát sốt, chân phải tê và không thể cử động. Ông T được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành khám và chẩn đoán ông bị nhiễm độc do “vibrio haemolyticus” hay còn gọi là tả biển, một loại vi khuẩn thường có trong các loại thủy sản như cá, tôm…

Người bệnh rơi vào trạng thái sốc, suy giảm chức năng gan, thận, cần tới vận mạch để duy trì huyết áp. Các bác sĩ đã chỉ định cắt bỏ chân phải càng sớm càng tốt để cứu lấy tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, vì điều kiện bệnh nặng và gia đình chưa thống nhất, nên ông T được tiến hành rạch tháo mủ ở cẳng chân phải và chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ trực cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và hồi sức liên tục hội chẩn, đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm duy trì tình trạng huyết động, đưa ra phương án xử lý vết thương ở cẳng chân cho người bệnh.

Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh dần và các chỉ số trong cơ thể dần ổn hơn. Sau đó, người bệnh được đưa vào điều trị tại Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng toàn thân của người bệnh tiến triển tốt hơn, không còn dùng vận mạch, chức năng gan và thận dần trở lại bình thường.

Ông T được phẫu thuật lại để cắt lọc và xử trí nhiễm khuẩn ở cẳng chân phải cùng với việc duy trì kháng sinh liều cao, thay băng chăm sóc tại chỗ. Kết quả xét nghiệm sau đó không còn ghi nhận xuất hiện của tả biển. PGS Nguyễn Đức Chính cho biết: Mặc dù giữ được tính mạng, giữ được chân nhưng ông T sẽ phải dành thời gian tập phục hồi chức năng để có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Qua trường hợp của ông T, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, việc sử dụng thức ăn chưa được nấu chín kĩ luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại vi sinh vật có trong thực phẩm, không những nguy cơ đe dọa tới tính mạng và còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt và lao động về sau. Do đó, người dân cần “ăn chín, uống sôi” và tránh tối đa việc sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ độc tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và người thân

Minh Khuê

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/suy-t-ma-t-mang-vi-an-goi-ca-ro-phi-nhiem-ta-bie-n-107646.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù (85-90%), điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Món ăn có tác dụng bổ ích cho tỳ vị, chữa chứng tràng phong hạ huyết ích khí lực, lợi gân xương, làm cho người cảm thấy khoẻ khoắn, bớt đau đầu nhức mỏi...
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY