Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác dụng của cà rốt với trẻ em

Thường xuyên cho trẻ ăn cà rốt giúp loại bỏ giun đường ruột, tăng cường tiêu hóa, giúp sáng mắt.

Loại bỏ giun đường ruột

Trẻ ăn cà rốt giúp loại bỏgiun đường ruột. nguồn ảnh: internet

Cà rốt giúp loại bỏ giun phát triển mạnh trong dạ dày của trẻ. bạn có thể cho bé ăn súp cà rốt hoặc cà rốt nghiền nhuyễn giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do giun trong đường ruột gây ra.

Tăng cường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón

Trong cà rốt chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa. ngoài ra, chất xơ còn giúp hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ hoạt động tốt hơn.

Cà rốt giúp sáng mắt

Một báo cáo của tổ chức y tế thế giới (who) cho thấy khoảng 250.000 – 500.000 trẻ em thiếu vitamin a có nguy cơ bị mù mỗi năm. vitamin a hỗ trợ sáng mắt và được tìm thấy nhiều trong cà rốt. ăn cà rốt mỗi ngày có thể cải thiện thị lực và ngăn ngừa nguy cơ rối loạn liên quan đến mắt, chẳng hạn như quáng gà.

Cà rốt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng

Lượng beta-carotene giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở trẻ lên đến 40%. ngoài ra, vitamin a trong cà rốt có các đặc tính chống oxy hóa giúp cải thiện thị lực của trẻ.

Giúp làn da khỏe mạnh

Beta-carotene trong cà rốt giúp làn da tươi sáng hơn. ngoài ra, vitamin a và chất chống oxy hóa trong loại rau củ này bảo vệ làn da khỏi tổn hại dưới ánh nắng mặt trời. thiếu vitamin a làm cho tóc, móng dễ gãy và da khô. một chế độ ăn uống lành mạnh có cà rốt cũng có thể làm chậm lão hóa vì beta-carotene giúp sửa chữa những tế bào da bị tổn thương do quá trình trao đổi chất.

Cải thiện trí nhớ

Cà rốt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhận thức ở trẻ. cà rốt có chứa một hợp chất luteolin, có thể ngăn ngừa chứng viêm não và mất trí nhớ.

Thanh lọc cơ thể

Cà rốt được dùng như một bữa ăn nhẹ, giúp loại bỏ cholesterol xấu hoặc chất béo có trong gan và chất thải ra ngoài cơ thể. chất xơ trong cà rốt có tác dụng làm sạch và loại chất độc ra khỏi ruột già.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/tac-dung-cua-ca-rot-voi-tre-em-67315.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-cua-ca-rot-voi-tre-em/20221016045025916)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Rau mồng tơi là món ăn không thể thiếu khi trong người nóng nực sinh ra táo bón. Bà con chỉ biết đến tác dụng nhuận trường của mồng tơi, nhưng mồng tơi còn nhiều tác dụng khác.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY