Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác dụng tuyệt vời của quả táo gai

Quả táo gai giúp trị tiêu chảy, chống lão hoá, giảm huyết áp... nhưng không phải ai cũng biết đâu nhé.

Quả sơn trà (hawthorn berry) là gì?

Quả táo gai tốt cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Internet

Quả sơn trà (hawthorn berry) hay còn được biết đến là quả táo gai, mọc trên cây bụi thuộc chi Crataegus (bao gồm hàng trăm loài) và thường được tìm thấy ở các khu vực châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Trên thực tế, loại quả mọng nhỏ bé này được coi là 1 phần quan trọng trong nền y học cổ truyền của Trung Quốc.

Đông y sử dụng quả sơn trà để điều trị các bệnh lý như: suy tim sung huyết (chf), rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch và mức cholesterol trong máu cao.

Nhìn chung, quả sơn trà có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, chúng có mùi vị hòa quyện giữa chua, thơm và ngọt nhẹ. màu sắc của quả sơn trà có thể từ màu vàng, đến đỏ đậm và đen. mặt khác, quả sơn trà cũng được sử dụng rộng rãi để chế biến thành các loại kẹo trái cây, thạch, mứt và rượu.

Tác dụng của quả táo gai

Nó có thể điều trị tiêu chảy

Táo gai có các thành phần làm dịu cơn hen suyễn và giảm đờm, ức chế vi khuẩn, chữa đau bụng và tiêu chảy.

Thúc đẩy sự phục hồi của tử cung

Quả táo gai có tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh nở ở sản phụ khi chuyển dạ, có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của tử cung sau khi sinh nở.

Chống lão hóa

Các flavonoid, vitamin C, caroten và các chất khác có trong táo gai có thể ngăn chặn và làm giảm sự hình thành các gốc tự do, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư.

Làm giảm huyết áp

Theo y học cổ truyền, quả táo gai là một trong những thực phẩm thường được khuyên dùng để hỗ trợ điều trị huyết áp cao. một số nghiên cứu trên động vật cho thấy táo gai có thể hoạt động như một chất giãn mạch, điều này có nghĩa là nó có thể làm giãn các mạch máu bị co thắt, cuối cùng làm giảm huyết áp.

Trong một nghiên cứu kéo dài 10 tuần ở 36 người có huyết áp tăng nhẹ, những người dùng 500mg chiết xuất táo gai mỗi ngày có chỉ số huyết áp giảm xuống, trong đó xu hướng giảm là huyết áp tâm trương.

Một nghiên cứu khác kéo dài 16 tuần ở 79 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và huyết áp cao quan sát thấy rằng những người dùng 1200mg chiết xuất táo gai mỗi ngày có sự cải thiện huyết áp cao hơn so với nhóm người sử dụng giả dược.

Tuy nhiên, một nghiên cứu tương tự ở 21 người bị huyết áp tăng nhẹ cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm dùng chiết xuất táo gai và nhóm giả dược.

Có thể làm giảm mỡ máu

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất táo gai có thể cải thiện lượng mỡ trong máu. Cholesterol và triglyceride là hai loại chất béo luôn có trong máu của bạn. Ở mức bình thường, chúng hoàn toàn khỏe mạnh và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone và vận chuyển các chất dinh dưỡng khắp cơ thể của bạn.

Tuy nhiên, nồng độ chất béo trong máu mất cân bằng, đặc biệt là chất béo trung tính cao và cholesterol HDL thấp, có ảnh hưởng tới xơ vữa động mạch hoặc sự tích tụ các mảng bám trong máu của bạn.

Nếu mảng bám tiếp tục tích tụ, nó có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Trong một nghiên cứu, những con chuột được sử dụng hai liều lượng khác nhau của chiết xuất táo gai có cholesterol toàn phần và LDL thấp hơn, cũng như mức triglycerid trong gan thấp hơn 28 đến 47%, so với những con chuột không nhận chiết xuất này.

Tương tự, trong một nghiên cứu trên chuột đang ăn kiêng có hàm lượng cholesterol cao, cả chiết xuất táo gai và Thu*c giảm cholesterol simvastatin đều làm giảm tổng lượng cholesterol và triglyceride tương đương nhau, nhưng chiết xuất này cũng làm giảm cholesterol LDL.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/tac-dung-tuyet-voi-cua-qua-tao-gai-61857.html

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-tuyet-voi-cua-qua-tao-gai/20220218043246714)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY