Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tái nhiễm sau tiêm vaccine Covid-19

Mỹ-Kim Akers 50 tuổi, ở Alaska, mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine Johnson Johnson và từng nhiễm nCoV vào tháng 12/2020.

"khỏi covid-19 hay tiêm phòng đầy đủ không có nghĩa rằng bạn sẽ thoát khỏi nguy cơ lây nhiễm", akers viết trên trang cá nhân. người phụ nữ này mắc covid-19 lần đầu tiên vào tháng 12/2020 với các triệu chứng mỏi mệt, đau đầu dữ dội.

Sau khỏi Covid-19, dù cơ thể đã có miễn dịch, Akers vẫn tiêm vaccine do có bệnh nền. Theo các chuyên gia, vaccine có khả năng bảo vệ cao hơn miễn dịch tự nhiên. Bên cạnh đó, hiện chưa rõ kháng thể sinh ra do nhiễm virus sẽ tồn tại trong bao lâu.

Akers được tiêm một liều vaccine covid-19 của johnson & johnson vào ngày 5/3. cuối tháng đó, bà cùng gia đình đi nghỉ ở hồ louise. tại đây, bà bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và đau ngực. về đến nhà, các triệu chứng khác bắt đầu xuất hiện. "tôi nghĩ về các dấu hiệu này và nhận ra cơn đau đầu rất quen thuộc. sau đó, tôi bị mất vị giác và khứu giác", bà nhớ lại. kết quả xét nghiệm ngày 29/3 cho thấy akers dương tính với ncov. đến nay, bà gần như bình phục hoàn toàn sau nhiều ngày đau đầu dữ dội.

Akers chia sẻ trải nghiệm của mình để mọi người biết rằng ai cũng có thể mắc covid-19 dù đã tiêm phòng hay từng nhiễm virus. đối với bà, tiêm vaccine là tự nguyện để giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tránh phải vào viện và ngăn ngừa Tu vong.

Các chuyên gia cảnh báo trường hợp như Akers có thể xảy ra nhưng khá hiếm do các vaccine được sử dụng tại Mỹ có hiệu quả phòng ngừa rất cao. Tuy nhiên, vaccine không thể bảo vệ hoàn toàn. Đầu tháng 4, một người đàn ông 52 tuổi ở New Jersey và một phụ nữ 31 tuổi ở Brooklyn cũng có kết quả dương tính với nCoV dù trước đó đã tiêm vaccine Johnson & Johnson.

Bà Kim Akers. Ảnh: Anchor Daily News.

Mai Dung (Theo New York Post)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-nhiem-sau-tiem-vaccine-covid-19-4262256.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY