Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tại sao tiêm đủ vaccine vẫn mắc Covid-19?

Các chuyên gia Singapore cảnh báo vacine Covid-19 có thể ngăn ngừa các triệu chứng nặng, nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm.

Khuyến cáo được đưa ra hôm 12/4 sau khi singapore ghi nhận một công nhân 25 tuổi mắc covid-19 dù đã tiêm đủ hai liều vaccine pfizer. theo giáo sư ooi eng eong từ đại học y duke-nus, việc một người dương tính với ncov sau khi tiêm phòng không có nghĩa vaccine thất bại. ông cho biết ở những người được tiêm chủng, hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ kháng nguyên trong vaccine, từ đó nhận biết và phản ứng nhanh chóng khi ncov xâm nhập.

Giáo sư Hsu Li Yang, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại trường Y tế Công cộng NUS Saw Swee Hock, nhấn mạnh rằng vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna được Singapore phê duyệt có hiệu quả 94-95% trong phòng chống bệnh có triệu chứng. Điều này có nghĩa khoảng 5 trong số 100 người tiếp xúc với nCoV vẫn có thể bị nhiễm virus và xuất hiện triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, tác dụng của vaccine sẽ thay đổi do sức đề kháng của mỗi người khác nhau. "Ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương hay thậm chí cả những người bình thường, phản ứng miễn dịch đôi khi không đủ mạnh dù đã tiêm phòng", giáo sư Hsu giải thích.

Giáo sư alex cook, phó khoa nghiên cứu tại trường nus saw swee hock, đưa ra ví dụ: "một chiếc ô không thể giúp bạn khô ráo hoàn toàn, nhưng bạn sẽ đỡ bị dính mưa và cảm lạnh. vaccine cũng vậy. tuy không có khả năng bảo vệ hoàn hảo, nó giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc covid-19 và các biến chứng nặng phải nhập viện".

Chuyên gia khuyến cáo người dân vẫn phải tuân thủ các biện pháp an toàn nghiêm ngặt cho dù đã tiêm phòng. Tuy nhiên, khi phần lớn dân số được chủng ngừa, giáo sư Cook cho rằng các quy định cần được nới lỏng.

"Mặt khác, tôi hy vọng công tác truy vết, xét nghiệm những người có triệu chứng và theo dõi sức khỏe người nhập cảnh sẽ được tiếp tục", ông nói thêm.

Khu vực chờ theo dõi sau khi tiêm phòng tại Câu lạc bộ Cộng đồng Tanjong Pagar, Singapore. Ảnh: Today.

Mai Dung (Theo Straits Times)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-tiem-du-vaccine-van-mac-covid-19-4263422.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY