Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tại sao Việt Nam trong nhóm tăng ca Covid cao nhất thế giới?

WHO ghi nhận Việt Nam trong 4 nước có số ca Covid-19 mới cao nhất, song các chuyên gia cho rằng phân loại này chưa phản ánh đúng tình hình dịch trong nước do ca tích lũy từ tháng 2.

Theo tổ chức y tế thế giới (who), lý do việt nam tăng ca một phần do các tỉnh báo cáo bổ sung ca nhiễm trong nước từ tháng 2. ví dụ hôm 10/8, hải phòng bổ sung gần 403.000 ca nhiễm, ngày 6/8 thái nguyên bổ sung hơn 152.000 ca nhiễm. chỉ riêng hai tỉnh bổ sung đã đẩy tổng số ca nhiễm lên hơn 550.000, khiến đường biểu đồ ca nhiễm mới tuần qua tại việt nam lên cao.

"tuy nhiên phân loại của who chưa phản ánh đúng tình hình dịch bệnh trong nước, bởi số ca nhiễm hai tỉnh bổ sung do tích lũy từ tháng 2, tức là đến nay các f0 này đã khỏi bệnh và hòa nhập cộng đồng", phó giáo sư đỗ văn dũng, trưởng khoa y tế công cộng, trường đại học y dược tp hcm, nói và cho rằng do đó "thống kê con số không còn ý nghĩa chống dịch".

Trả lời vnexpress hôm 13/8, đại diện sở y tế hải phòng giải thích số ca nhiễm bổ sung là tích lũy từ tháng 2 chưa được báo cáo và cập nhật thông tin đầy đủ do ngành y tế lúc đó quá tải, không phải ca nhiễm mới phát sinh trong tháng 8.

"địa phương bổ sung danh sách ca bệnh để cấp mã định danh f0, từ đó hoàn thiện thủ tục thanh toán tài chính, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội", đại diện sở y tế hải phòng chia sẻ. chung lý do này, đại diện trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thái nguyên cho biết hơn 150.000 ca nhiễm được bổ sung không phải là ca mắc mới trong tháng 8 mà phát hiện từ tháng 2-4.

Như vậy, số ca nhiễm mới toàn quốc trong tháng 8 không bao gồm các ca đã bổ sung, trung bình khoảng 2.000 ca nhiễm một ngày, theo báo cáo từ bộ y tế.

Phó giáo sư dũng đánh giá việt nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. ông cũng khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang khi thấy số ca nhiễm tăng cao, song cũng không nên chủ quan khi dịch có dấu hiệu lắng xuống.

Ông nói: "Vẫn cần tuân thủ các biện pháp chống dịch đã được khuyến cáo, tiêm chủng đầy đủ cho nhóm nguy cơ cao, suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém để có miễn dịch phòng bệnh".

Nhân viên y tế hà nội xác nhận cách ly phòng covid-19 cho người dân. ảnh: phạm chiểu

Bộ Y tế ghi nhận số ca tăng trở lại kể từ tháng trước. Trong tháng 7, cả nước ghi nhận hơn 33.000 ca nhiễm, 6 ca tử vong, trung bình hơn 1.000 ca mắc mới một ngày. So với tháng 6, số mắc mới tăng 22%, tỷ lệ tử vong chỉ 0,02%, thấp hơn so với tỷ lệ tử vong do Covid trung bình trên thế giới là xấp xỉ 1,2%.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-viet-nam-trong-nhom-tang-ca-covid-cao-nhat-the-gioi-4498662.html)

Tin cùng nội dung

  • Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã nói như thế trong cuộc trao đổi hôm 17/8.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • 70% số trẻ mắc bệnh tay chân miệng khởi phát tại gia đình, ý thức giữ gìn vệ sinh của không ít người dân hiện vẫn đang ở mức báo động.
  • Ngoài sốt phát ban, rubella đang diễn biến phức tạp thì thủy đậu, tay chân miệng cũng đang gia tăng và lây lan nhanh tại Quảng Nam, Đà Nẵng.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY