Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Tâm sen giúp bạn an thần, thư giãn Y học cổ truyền

Tâm sen có màu xanh, y học cổ truyền gọi tâm sen là liên tâm hay liên tử tâm, có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh tâm, an thần, chữa mất ngủ.
Tâm sen nằm ở giữa hạt sen. Tâm sen là chồi mầm nằm giữa hai lá mầm được bao bọc lại tạo thành hạt sen, thường được dùng đơn độc hay phối hợp với các vị Thu*c khác để an thần.

An thần, gây ngủ: Tâm sen 5g, lá vông 20g, táo nhân 10g, hoa nhài tươi 10g. Tâm sen được sao thơm; táo nhân sao đen, đập dập; lá vông sấy khô, tán bột. Đem tất cả các loại trộn đều, hãm với 1 lít nước, sau đó cho hoa nhài vào khi nước Thu*c còn ấm, rồi lấy nước đó uống làm nhiều lần trong ngày.

Tâm sen giúp bạn an thần, dễ ngủ.

Chữa khó ngủ, tâm phiền, hồi hộp, lo âu: Tâm sen 8g, hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, dùng ba thứ này hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần kiêng uống cà phê, nước chè đặc.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng chống rối loạn nhịp tim: Tâm sen 3g cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm trong 10 – 15 phút, lấy nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.

Trà tâm sen giúp bạn giải tỏa lo âu.

Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần: Tâm sen 5g, gạo tẻ 100g, hai thứ này đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ra ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần, thích hợp dùng cho người già bị suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, táo bón kéo dài…

Chữa ù tai, lưng đau, nước tiểu vàng, di tinh, mộng tinh: Tâm sen 8g, đậu đen 20g, thục địa 20g, khiếm thực 16g, hạt sen 16g, quả dành dành sao 12g, hạt hòe 10g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

Những điều cần lưu ý khi dùng tâm sen:

Tâm sen tính hàn nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng; không dùng tâm sen cho người bị huyết áp thấp. Không nên dùng tâm sen kéo dài để chữa mất ngủ mà cần đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng hướng.

Kim Anh (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tam-sen-giup-ban-an-than-thu-gian-y-hoc-co-truyen-15119.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Cần tây mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao
  • Dù ngồi 1 chỗ, công việc ngập đầu, bạn hoàn toàn có thể duy trì sức khỏe bằng các bài tập đơn giản sau.
  • Dâm bụt, các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là dâm bụt ta, một loại cây khiêm nhường, thường chỉ được trồng làm hàng rào.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY