Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Tạo nhịp tim vĩnh viễn: điều trị bệnh tim mạch

Về mặt quan điểm thì một máy tạo nhịp nhận cảm và tạo nhịp ở cả hai buồng là phương thức S*nh l* nhất để tạo nhịp cho những bệnh nhân vẫn còn nhịp xoang.

Các chỉ định để tạo nhịp vĩnh viễn đã được thảo luận gồm: các rối loạn nhịp chậm có triệu chứng, blốc nhĩ thất độ II kiểu Mòbitz II không có triệu chứng hoặc blốc nhĩ thất hoàn toàn. Sự đa dạng của bộ phận phát điện của máy tạo nhịp đã tãng lên rõ rêt, và máy tạo nhịp nhiều chương trình hai buồng đã được cấy ngày càng nhiều. Một thuật ngữ chuẩn cho máy tạo nhịp đã được sử dụng, thường gbm 4 chữ cái. Chữ thứ nhất chỉ buồng kích thích (A = nhĩ, V = thất, D = cả hai buồng). Chữ cái thứ hai chỉ buồng nhận cảm (cũng bằng chữ A, V, D). Vị trí thứ ba dành cho kiểu nhận cảm (I = ức chế bởi một xung động được nhận cảm, T =  nẩy cò bởi một xung động được nhận cảm, D = cả hai kiểu đáp ứng). Chữ thứ tư chỉ khả năng chương trình hóa hoặc khả năng điều biến tần số (thường P = chương trình có 2 chức năng, M = chương trình có trên 2 chức năng và R là điều biến tần số).

Về mặt quan điểm thì một máy tạo nhịp nhận cảm và tạo nhịp ở cả hai buồng là phương thức S*nh l* nhất để tạo nhịp cho những bệnh nhân vẫn còn nhịp xoang. tuy nhiên, do giá thành cao, sự phức tạp của việc tạo nhịp 2 buồng và khả nãng điều biến tần số, thời gian tồn tại của pin ngắn hơn, việc sử dụng loại máy này nên đươc hạn chế cho những bệnh nhân mà sự co bóp của nhĩ sẽ tăng đáng kể thể tích nhát bóp và cho những bệnh nhân mà sự nhận cảm tần số nhĩ để cung cấp cho tạo nhịp 2 buồng rất tốt ở những người có rối loạn chức năng tâm thu hoặc có lẽ quan trọng hơn - rối ịoạn chức năng tâm trương thất trái hoặc cho những người cần hoạt động thể lực. ở những bệnh nhân tạo nhịp một buồng do thiếu sự bóp của nhĩ có thể dẫn tới cái gọi là hội chứng tạo nhịp, trong hội chứng này bệnh nhân có dấu hiệu của cung lượng tim thấp ở tư thế đứng. hiện đã có máy tạo nhịp có thể tăng tần số của nó để đáp ứng với vận động hoặc với tần số hô hấp khi mà tần số nhĩ không còn là một chỉ dẫn để đạt tần số tim tốt nhất. tuy nhiên, những bệnh nhân có nhịp chậm từng lúc hoặc tiềm tàng hoặc những rối loạn dẫn truyền ở những người mà tạo nhịp là biện pháp dự phòng đầu tiên, nên được tạo nhịp thất. theo dõi sau nhịp cấy, thường bằng theo dõi qua telephon là cần thiết. tất cả bộ phận phát xung động điện và hệ thống điện cực có thể bị hỏng sớm và hiện nay tỷ lệ này dưới 5% cũng như một tuổi thọ giới hạn của chúng thay đổi từ 4 đến 10 năm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantimmach/tao-nhip-tim-vinh-vien-dieu-tri-benh-tim-mach/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY