Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Tất cả cần biết về rối loạn nội tiết là gì?

Nói đến rối loạn nội tiết là gì nhiều người chỉ nghĩ đến nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên Estrogen chỉ là một loại hormone T*nh d*c và quy định đặc tính nữ. Hệ thống nội tiết còn rất nhiều loại nội tiết tố khác. Hôm nay chúng ta cùng trao đổi tất cả về rối loạn nội tiết là gì?

Chúng ta không phải là những nhà chuyên môn để cần biết những chất này hay chất kia tường tận trong cơ thể, chúng ta chỉ cần biết nó tác động như thế nào đến sức khỏe, sắc đẹp hay cuộc sống và cách nào để cải thiện thôi đúng không ạ? Nên bài này Pueva sẽ không nói quá sâu vào chuyên môn để tránh “nhức đầu” ạ! Tuy nhiên nếu chị em tìm hiểu về tố là gì thì đây sẽ là phần chia sẽ tổng quan và để hiểu nhất.

Chị em tưởng tượng rằng hệ thống nói về nhiều tuyến trong cơ thể có nhiệm vụ tiết ra các loại hormone (nội tiết tố) để giúp các chức năng trong cơ thể được hoàn thiện, nhịp nhàng và cân bằng. Cơ thể chỉ khỏe mạnh khi có sự cân bằng các tố.

Hệ thống nội tiết của cơ thể

Các chức năng của cơ thể được các nội tiết tố điều tiết đó là: Sự hô hấp, sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự nhận thức các giác quan, sự vận động, sự phát triển và giới tính. Đó là các chức năng chính của cuộc sống con người, bởi vậy vai trò của các nội tiết là vô cùng quan trọng và thiết yếu phải không ạ?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi có một sự rối loạn nội tiết tố, tức có nội tiết tố quá cao hoặc quá thấp hoặc không còn được tiết ra? Rõ ràng một loạt các chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng và có vẻ là vấn đề lớn rồi đây. Nên các chị em đừng ngạc nhiên khi sức khỏe của mình có sự thay đổi, chắc chắn đó là một dấu hiệu cảnh báo điều gì đó.

Một số nguyên nhân gây rối loạn nội tiết là gì?

- Chán ăn: mất cảm giác thèm thức ăn và ăn không ngon miệng

- Chế độ ăn uống không lành mạnh và ít dinh dưỡng, thiếu iôt

- Hay căng thẳng hoặc cực đoan

- Thừa cân, béo bì

- Tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như Thu*c trừ sâu, Thu*c diệt cỏ

- Sử dụng liệu pháp hormon thay thế hoặc uống Thu*c Tr*nh th*i

- Tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức

- Các tuyến nội tiết bị tổn thương: tuyến Sinh d*c, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến dưới đồi, tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến cận giáp

- Hóa trị và xạ trị ung thư

- Hạ đường huyết, tiểu đường tuýp 1 và 2…

Có một số nguyên nhân do chủ quan nhưng ảnh hưởng không hề nhỏ như chế độ ăn uống, trạng thái tâm lý hay thừa cân béo phì nằm trong tay nhiều người, chúng ta có thể cải thiện dần mỗi ngày ạ.

Rối loạn nội tiết gây ra những triệu chứng khá rõ, chị em quan sát kỹ cơ thể mình nhé:

Dấu hiệu rối loạn nội tiết là gì?

- Tăng cân hoặc giảm cân không giải thích được: nhiều chị em ăn rất ít mà vẫn tăng cân, khi đó sự thiếu hụt hay dư thừa của một số nội tiết tố kích thích cơ thể tích tụ chất béo.

- Đổ mồ hôi nhiều: do nồng độ hormone không ổn định nên gây đổ mồ hôi hoặc sốt đột ngột, thường xảy ra ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

- Khó ngủ: rối loạn nội tiết gây khó ngủ, mất ngủ, thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh.

- Da khô và hay nổi mụn: làn da mất đi sự mềm mại, sự rối loạn nội tiết kích thích mọc mụn nội tiết tố, loại mụn nội tiết ít nhân nhưng hay sưng và viêm, hay mọc ở cằm, miệng, quai hàm.

Mụn nội tiết tố

- Mệt mỏi thường xuyên: nếu mệt mỏi không do những áp lực của cuộc sống mà ngay cả khi đang nghỉ ngơi cũng bị mệt mọi thì có thể do rối loạn nội tiết gây ra

- Huyết áp và nhịp tim:thay đổi, không ổn định như bình thường

- Hay gắt gỏng, phiền muộn và lo lắng, hay quên

- Đau đầu thường xuyên: do lượng nội tiết tố estrogen quá cao hoặc quá thấp

- Xương giòn và yếu

- Xét nghiệm thấy nồng độ đường trong máu thay đổi

- Hay khát nước và đi vệ sinh ít hoặc nhiều hơn trong ngày

- Khẩu vị ăn uống thay đổi và hay bị đầy hơi, không kiểm soát được no hay đói

- *m đ*o khô hạn và giảm ham muốn T*nh d*c

- Tóc mỏng dần, dễ gãy rụng

- Mờ mắt, có thề bị sưng mặt

- Bị biếu cổ

- Bộ ngực mềm, kém săn chắc, nguy cơ chảy sệ

Quá trình rối loạn nội tiết tố có thể xảy ra với nam hay nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Sự rối loạn nội tiết tố nữ là quá trình tự nhiên ở phụ nữ khi chị em trải qua các giai đoạn của cuộc sống như: dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu về rối loạn nội tiết tố nữ ở các bài sau.

HEPURA – SỐNG KHỎE TRONG TẦM TAY

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ số điện thoại 0989998811 hoặc vào website: https://dieuhoanoitiettonu.com/ để lại thông tin liên lạc, Pueva sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé!

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ Phần Hepura

Hotline: 0989998811 (24/7)

Website: https://hepura.com/

Địa chỉ: số 10, đường số24, KDC Hiệp Thành 3, P Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

H. Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.net.vn/tat-ca-can-biet-ve-roi-loan-noi-tiet-la-gi-66671.html)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY