Ở nam, testosteron trong máu cao (260-1.000ng/dL), từ tuổi 20 trở đi giảm mỗi năm 1-2%. Khi nồng độ máu < 200ng/dL, sẽ giảm ham muốn T*nh d*c, giảm tần suất giao hợp, giảm cương dương. Tuổi trên 80, có khoảng 50% gặp tình trạng này. Đây là sự suy giảm Sinh d*c S*nh l* do tuổi tác. Ở người trẻ tuổi do bệnh mà nồng độ này giảm xuống < 200ng /dL thì bị sự suy giảm Sinh d*c bệnh lý. Trong cả hai trường hợp, bổ sung testosteron làm tăng ham muốn T*nh d*c, tăng tần suất giao hợp và tăng sự cương. Với rối loạn cương do giảm tesosteron, dùng liệu pháp ức chế 5-alpha reductase (như viagra, cialis) không có hiệu quả nhưng dùng testosteron cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên với người có mức testosteron bình thường, việc tăng nồng độ vượt quá ngưỡng S*nh l* sẽ không tăng thêm ham muốn T*nh d*c, cũng không tăng sự cương.
Ở nữ, testosteron trong máu thấp (17- 70 ng/dL), từ 20 tuổi trở đi cũng giảm dần, nếu mãn kinh do phẫu thuật (cắt bỏ buồng trứng) còn giảm nhanh hơn. Khi nồng độ máu <15ng/dL thì có sự suy giảm Sinh d*c, giảm xuống mức 0-10 ng/dL thì mất hoàn toàn hứng thú, không có điểm cực khoái. Bổ sung testosteron sẽ cải thiện được tình trạng này. Các nghiên cứu (trên quy mô nhỏ trong thời gian ngắn) bổ sung phối hợp testosteron và estrogen cho kết quả tốt hơn chỉ bổ sung testosteron.
Giảm estosteron làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ gãy xương, giảm sức cơ, tố chất cơ thể, giảm khí sắc nhận thức cảm giác, bị trầm cảm. bổ sung testosteron làm tăng mật độ xương, tăng tạm thời khối lượng cơ, tố chất cơ thể song không giảm tỷ lệ gãy xương, không tăng lâu dài sức cơ, tố chất cơ thể; cải thiện về nhận thức không gian, trí nhớ về ngôn ngữ không gian song không cải thiện trạng thái trầm cảm hoặc khí sắc hoặc rất thất thường (vài ngày đầu có thể làm bùng nổ sinh khí, sau lại rơi vào mệt mỏi, trầm uất).
Giảm testosteron và estrogen ở nữ gây nên hội chứng loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương, bốc hỏa, giảm trí nhớ, trầm cảm, mất ngủ, cảm giác xuống sức. dùng estrogen đơn thuần ngăn giảm mật độ xương, kết hợp thêm testosteron đẩy mạnh thêm việc tạo xương nhưng chưa rõ có ngăn được gãy xương hay không. một số nghiên cứu nhỏ, ngắn hạn cho thấy dùng testosteron kết hợp với estrogen có cải thiện tạm thời các triệu chứng tâm lý và trí nhớ. bổ sung estrogen làm giảm triệu chứng bốc hỏa, nhưng ít có bằng chứng cho thấy kết hợp thêm testosteron sẽ có lợi ích hơn so với khi chỉ dùng estrogen.
Những nghiên cứu nói trên thường là phối hợp testosteron với estrogen, trên một số ít (chỉ hàng chục phụ nữ), trong thời gian ngắn (chỉ vài tháng), nên độ tin cậy bị hạn chế.
Trước đây, dùng testosteron chữa vô sinh nam (do thiếu testosteron) hay kinh nguyệt kéo dài (do thừa progesteron) nhưng hiện nay fda mới chấp nhận thêm dùng testosteron chữa suy Sinh d*c nam và rối loạn cương do nguyên nhân này. ngay khi dùng với chỉ định này cũng chỉ trong giới hạn liều cho phép, không kéo dài. khi dùng liều không vượt quá ngưỡng S*nh l* chưa thấy tác dụng phụ nào quan trọngsong ảnh hưởng của testosteron trên nguy cơ tim mạch cho kết quả không thống nhất giữa các nghiên cứu nên vẫn được coi là “không rõ ràng”.
Không dùng testosteron cho rối loạn cương do nguyên nhân khác vì không có hiệu quả. không dùng testosteron cho nam giới bình thường nhằm tăng ham muốn T*nh d*c, tăng cương dương vì kể cả khi tăng liều lên quá ngưỡng S*nh l* và kéo dài vẫn không đạt được mục đích mà còn gây hậu quả xấu.
Khi thiếu testosteron thì dùng testosteron sẽ giúp chữa vô sinh nam do kích thích tạo tinh, nhưng khi thừa sẽ kìm hãm sự tạo tinh. có thể ứng dụng sự kìm hãm tạo tinh để làm Thu*c Tr*nh th*i nam giới nhưng dự kiến này vẫn chỉ trên nghiên cứu vì chưa lượng giá được độ an toàn khi dùng liều cao kìm hãm tạo tinh.
Dùng tetosteron liều cao dẫn đến đa hồng cầu và có thể gây nguy cơ tim mạch. dùng liều S*nh l* để điều trị chứng suy giảm Sinh d*c chưa nhận thấy gây u xơ lành hay ung thư tuyến tiền liệt. song testosteron tăng là yếu tố làm phát sinh u xơ lành tính và ung thư tuyến tiền liệt nên dùng liều cao testosteron có thể gây tác dụng phụ này.
Ngay ở mỹ, fda cũng chưa chấp nhận dùng testosteron hay phối hợp với estrogen chữa suy giảm Sinh d*c nữ vì kết quả còn hạn chế và có nhiều tác dụng phụ. dùng testosteron cho nữ (kể cả khi phối hợp với estrogen) có thể gây rụng tóc, mụn trứng cá, rậm lông mu, mọc râu mép, giọng khàn, hói đầu kiểu nam, rối loạn rụng trứng, mất kinh. với nữ, khi dùng ngắn hạn không thấy làm tăng các triệu chứng tim mạch nhưng khi dùng liều quá ngưỡng S*nh l* và/hoặc kéo dài thấy làm giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol tốt .
Không dùng testosteron chữa các triệu chứng kèm theo suy Sinh d*c nam hay nữ nhằm nâng cao hay duy trì phong độ giới, càng không nên dùng chống lão hóa vì testosteron cải thiện chỉ một ít triệu chứng nhưng cũng không chắc chắn, có tính tạm thời và rất thất thường.
Chủ đề liên quan:
giảm ham muốn tình dục ham muốn tình dục nội tiết tố nội tiết tố nam suy giảm sinh dục nam suy giảm tình dục tăng cường sinh lực testosteron testosteron giai thoại và sự thật