Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tết kangaroo của những em bé sinh non

TP HCM-Thay vì vui Tết, vợ chồng chị Thúy Kiều túc trực tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ, ấp kangaroo cho thiên thần nhỏ sinh non tháng.

Chào đời mới gần 28 tuần thai, nặng một kg, bé Phương Nghi, con gái chị Kiều hiện gần 2 tháng tuổi, tăng thêm gần 400 gam nhưng vẫn còn uống sữa qua ống thông, thở oxy thường xuyên do tim, phổi yếu, tím tái nhiều. Những ngày nghỉ Tết, bố bé từ Đồng Tháp lên bệnh viện phụ vợ ấp kangaroo ủ ấm con.

Người mẹ bị động thai từ lúc 5 tuần, nghỉ việc công nhân ở nhà dưỡng thai. "Dù ăn Tết ở viện nhưng chúng tôi hạnh phúc vì năm nay có sự hiện diện của con gái nhỏ sau 4 năm cưới nhau mong con, chỉ muốn bé mau khỏe để về nhà", chị Kiều nói.

20 ngày đầu đời, bé tuấn anh gắn với bệnh viện do tháng, nặng 1,3 kg. chị thu thảo, mẹ bé cho biết những tháng cuối thai kỳ chị bị tăng huyết áp, tiền sản giật.

"Những ngày cận Tết bé được cai oxy, bác sĩ vẫn chưa nói khi nào xuất viện để về quê Đồng Nai nên vợ chồng chuẩn bị tinh thần xuyên Tết trong viện", người mẹ 24 tuổi nói.

Bé Chuột là quả ngọt đầu tiên của anh Thức và chị Thương, cùng 31 tuổi, quê Bình Dương, sau 5 năm cưới nhau, trải qua 3 lần không giữ được con. Mẹ bị thiếu ối nên bé chào đời 1,8 kg. Sau hơn một tuần điều trị, bé có thể bú mẹ trực tiếp, không còn ăn qua ống thông.

Bác sĩ nguyễn thị từ anh (ở giữa), trưởng khoa sơ sinh, bệnh viện từ dũ, cho biết dịp tết khoa có khoảng 200 điều trị. các tua trực bác sĩ, điều dưỡng thay nhau ngày đêm chăm sóc các bé trong suốt tết.

Theo bác sĩ Từ Anh, Tết là dịp mọi người được sum họp gia đình. Khoa có nhiều trẻ phải ở lại viện nên các y bác sĩ tổ chức chụp ảnh kỷ niệm cho các bé, tặng bao lì xì đỏ như một món quà may mắn, giúp gia đình các bé có thêm niềm vui khi chiến đấu cùng con.

Tùy thuộc tuần tuổi thai, tình trạng bệnh lý, mỗi bé có thể điều trị tại khoa từ một tuần đến một vài tháng.

Với sự hướng dẫn của bác sĩ, những ông bố bà mẹ dùng hơi ấm của cơ thể để đứa con sinh non yếu ớt dưới 2,5 kg. tiếp xúc da kề da giúp trẻ ổn định hô hấp và nhịp tim, hệ tiêu hóa được cải thiện, tăng lượng máu lên não, phát triển hệ thần kinh.

Người mẹ trở thành lồng ấp tự nhiên và ấp liên tục cho đến khi bé được ít nhất 40 tuần thai như trong bụng mẹ.

Mỗi ngày bệnh viện từ dũ có khoảng 180 em bé chào đời. tỷ lệ 12-14% vì các thai phụ có bệnh lý sản khoa, thai kỳ non tháng ở các bệnh viện tỉnh, bệnh viện khác trong thành phố, được chuyển về đây nhiều.

Lê PhươngẢnh: Hữu Khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/tet-kangaroo-cua-nhung-em-be-sinh-non-4045876.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong bào thai của người mẹ...
  • Trẻ đẻ non là những trẻ ra đời khi tuổi thai chưa đầy 37 tuần lễ, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng bất kể trọng lượng trẻ sinh ra là bao nhiêu (thường cân nặng dưới 2.500g).
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Cháu đau dạ dày nhưng sang năm cháu có ý định sinh em bé, liệu có ảnh hưởng gì không? Bác sĩ cho cháu lời khuyên và chế độ ăn uống với ạ.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY