Indonesia là một quốc gia có nhiều tôn giáo và sắc tộc, do đó cách đón Tết cũng rất đa dạng và khác biệt.
Tại đây có 3 Tết, đó là Tết của người Hồi giáo (Tahun Baru Hijiriah), Tết của người Hindu tại đảo Bali (Tahun Baru Saka hay Nyepi) và Tết của người Hoa (Tahun Baru Imlek).
Người dân nước này dựng những ngai thờ cao 2m bằng gạo nhuộm đủ màu sắc, bằng những trái dừa, lá dừa và cây mía để tế thần linh.
Sau đó, một đám rước lớn diễu hành khắp nơi rồi người ta đem kiệu thần dìm xuống nước, mở màn cho các cuộc vui tưng bừng đón mừng năm mới.
Hầu hết các thành phố lớn như Jakarta, Surabaya, Solo và Semarang đều có Chinatowns (phố người Hoa), nơi các hoạt động đón Tết diễn ra sống động nhất, nhiều hàng hóa được bán trên đường phố vào những ngày trước Tết và các màn múa rồng, múa sư tử thường diễn ra vào dịp lễ hội này.
Vào đêm Hijiriah, người dân thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi.
Phần lớn người theo đạo hindu tại indonesia sống tại đảo bali bắt đầu năm mới tại bali (nyepi) vô cùng náo nhiệt và rộn rã. tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng. thức ăn được chuẩn bị trong hai ngày để phục vụ số lượng người tham gia đông đảo.
Các tín đồ Hindu giáo chúc mừng ngày Nyepi – có nghĩa là "năm mới" – bằng việc ngưng tất cả mọi hoạt động hằng ngày trong 24 tiếng. Tất cả các cửa hàng đều đóng cửa từ rất sớm, các ATM đều ngưng hoạt động, và đường sá thì ngưng lưu thông.
Từ 6h sáng ngày Nyepi đến 6h sáng ngày hôm sau, theo luật của đạo Hindu thì không ai được rời khỏi nhà mình, hạn chế sử dụng điện hết mức có thể, các phương tiện đi lại gần như bị cấm thậm chí cả sân bay cũng đóng cửa, không được đốt lửa.
Tết này là tết của người Bali, tổ chức trên đảo Bali và hoàn toàn tách biệt so với phần còn lại của Indonesia.
Tết âm lịch của người hoa (imlek) chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia tại indonesia từ năm 2000.
Vào dịp Tết âm lịch, món Lontong Imlek rất phổ biến. Bánh lontong (bánh gạo) thường được ăn cùng với thịt gà nấu với nước dừa, rau nấu với nước dừa, trứng luộc...
Cũng giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở các nước châu Á luôn là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ, sum họp trong sự hoà thuận, yêu thương. Đây cũng là dịp để mọi người ăn ngon mặc đẹp, vui chơi lễ hội đón xuân và chúc phúc cho nhau.
Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc trưng riêng trong văn hoá Tết, song điểm tương đồng cũng là nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân, thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông.
Tòa soạn báo điện tử Người Đưa Tin xin kính chúc quý độc giả một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Cung chúc tân xuân Canh Tý 2020!
Chủ đề liên quan:
các quốc gia đón Tết thế nào indonesia Indonesia đón Tết khám phá màu sắc nguyên đán nước nào đón Tết âm lịch nước nào đón Tết Nguyên đán Phong tục tết các nước phong tục tết châu Á Tết Nguyên Canh Tý 2020 tết nguyên đán Tết ở Indonesia