An toàn thực phẩm hôm nay

Tết Nguyên đán – Cảnh báo về thực phẩm bẩn

(MangYTe) Câu chuyện về ATTP vào những dịp lễ, Tết tưởng chỉ nói một lần là xong, nhưng cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, vấn đề ATTP lại nóng lên bởi lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ nhiều vụ vận chuyển, sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Việc cảnh báo để người dân cảnh giác với thực phẩm bẩn luôn là nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông.

Liên tục bắt giữ thực phẩm bẩn

Gần đây, 1.400 kg thịt bò nhập khẩu đã hết hạn sử dụng từ tháng 4 năm 2019, bốc mùi hôi thối đã bị lực lượng cảnh sát giao thông và Đội quản lý thị trường số 26 Hà Nội phát hiện và thu giữ khi kiểm tra xe tải chạy quá tốc độ trên đường Cienco5, quận Hà Đông.

tpb1.jpgThịt bò bẩn được các lực lượng chức năng Hà Nội tiêu hủy

 Sáng 21/12, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - M* t*y Công an huyện Thạch Hà bất ngờ kiểm tra, đã bắt quả tang hộ ông Phạm Lĩnh (thôn Hương Mỹ, xã Tân Lâm Hương) đã và đang chế biến 120 kg mỡ động vật không đảm bảo vệ sinh.

Số mỡ này không có nguồn gốc xuất xứ, không được bảo quản đúng quy trình và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Phạm Lĩnh không xuất trình được bất cứ hồ sơ thủ tục pháp lý nào liên quan đến hoạt động chế biến, kinh doanh mỡ động vật của mình.

Số mỡ trên do gia đình ông Lĩnh trực tiếp thu từ một lò mổ trên địa bàn mang về chế biến để bán cho một người ở Hà Nội. Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản để xử lý theo quy định.

Trước đó, ngày 15/12, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng chức năng khác đã phát hiện gia đình bà Trần Thị Thủy (53 tuổi, trú xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà) chế biến 700kg mỡ bẩn.

bà-thủy.jpgNơi chế biến mỡ bận của gia đình bà Thủy

Ngày 16/12, tại khối phố 5, phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tổ công tác Phòng phối hợp với Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam kiểm tra, bắt quả tang xe khách mang BKS: 77B-008.06 đang tiến hành bốc 4 bao tải màu trắng bên trong có chứa sản phẩm động vật là mỡ lợn với tổng trọng lượng 240 kg từ cơ sở chế biến sản phẩm mỡ động vật do bà Hồ Thị Xuân (41 tuổi làm chủ).

bà-xuân.jpgLực lượng chức năng kiểm tra số mỡ tại nhà bà Xuân

Kiểm tra nơi chế biến của bà xuân, tổ công tác đã phát hiện cơ sở đang sơ chế mỡ lợn bằng dụng cụ dao đã bị rỉ sét và để trực tiếp dưới nền nhà không đảm bảo về an toàn thực phẩm. bên canh đó kho đông lạnh bảo quản thực phẩm gồm mỡ, da lợn (khoảng 540kg mỡ, da lợn) không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Số sản phẩm trên trên bà Xuân khai mua từ các tiểu thương và các lò giết mổ tập trung trên địa bàn TP. Tam Kỳ và huyện Phú Ninh sau đó đem về chế biến để bán kiếm lời.

Trước đó, đơn vị quản lý thị trường các tỉnh, thành cũng đã bắt giữ và tiêu hủy số lượng lớn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. điển hình như: cục quản lý thị trường hà giang đã thu giữ 1,2 tấn các loại sủi cảo, chả cá dạng viên có xuất xứ nước ngoài không có hoá đơn, chứng từ liên quan.

Lực lượng chức năng cũng phát hiện một tấn rưỡi thực phẩm nhập lậu bao gồm ô mai, ngô cay,  kẹo mềm tại tỉnh bình dương, ngăn chặn và tiêu hủy 2 tạ thực phẩm và một lượng lớn củ cải khô, dầu hào không rõ nguồn gốc tại tỉnh lạng sơn.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát thực phẩm bẩn

Ông trần hữu linh, tổng cục trưởng tổng cục quản lý thị trường (bộ công thương), cho biết, cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, do đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.

 tpb2.jpgÔng Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương

Các sản phẩm gian lận thương mại có thể được trà trộn và xâm nhập vào nhiều kênh tiêu thụ, từ bán lẻ ngoài đường phố, chợ dân sinh đến các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn  nếu đầu vào không kiểm soát tốt.

Cũng theo ông trần hữu linh, cuối năm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, do đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Các sản phẩm gian lận thương mại có thể được trà trộn và xâm nhập vào nhiều kênh tiêu thụ, từ bán lẻ ngoài đường phố, chợ dân sinh đến các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn  nếu đầu vào không kiểm soát tốt.

Dịp cuối năm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, nhất là các sản phẩm được chế biến từ các loại thịt gia súc, một số đối tượng đã nhân cơ hội này để tìm mua những loại gia súc gia cầm bệnh dịch hay không rõ nguồn gốc xuất xứ từ các nơi về để chế biến thành những loại thực phẩm chín như giò, chả…

Nếu không có các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thì những loại thực phẩm bẩn này chỉ qua một vài dung dịch hay chất phụ gia sẽ biến thực phẩm ôi thiu, bẩn thành những loại thực phẩm thơm ngon, được đưa ra ngoài thị trường để tiêu thụ.

Người tiêu dùng chính là người chịu hậu quả từ những sản phẩm được chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do các đối tượng kinh doanh không có đạo đức tạo ra, điều này sẽ dẫn đến hậu quả không lường về sức khỏe của nhân dân.

Xử lý và xử lý thật nghiêm những đối tượng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm là rất cần thiết. để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân và để có một mùa xuân được bình an, thiết nghĩ, cần phải có chế tài mạnh để xử lý thật nghiêm những đối tượng kinh doanh, vận chuyển và chế biến các sản phẩm thực thẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/tet-nguyen-dan-canh-bao-ve-thuc-pham-ban-post39731.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY