Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Thài lài trị cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên

Thài lài Có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng...
Thài lài trắng còn có tên gọi khác là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân vịt… rất gần gũi với đời sống thường ngày của người dân Việt Nam. Ở một số nơi, người ta sử dụng thài lài trắng như một loại rau ăn hàng ngày.

Mô tả cây

Cây thài lài trắng là một loài cỏ cao 25 - 50cm, có lông tơ hay lông lởm chởm; thân chia nhánh, thường rạp xuống, đốt có thể đâm rễ, lá thuôn dài hay hình mác, hoa màu xanh lơ. Thài lài trắng mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn, bãi hoang. Người ta lấy toàn cây quanh năm để làm Thu*c ở một số nơi, người ta hái ngọn non để luộc hoặc nấu canh.

Bộ phận dùng: toàn cây - Herba Commelinae, thường gọi là áp chích thảo.

Trong cây có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt chứa dầu béo.

Theo Đông y, thài lài trắng có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm Thu*c. Thài lài có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…

Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị:

Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp.

Viêm amiđan cấp, viêm hầu họng.

Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và Sinh d*c.

Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ.

Liều dùng 30 - 40g, dạng Thu*c sắc.

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

Đơn Thu*c

Chữa viêm họng, sưng amiđan: dùng rau thài lài tươi 30g sắc uống hoặc dùng 90 - 120g cây tươi giã nát, chiết nước cốt uống thường xuyên.

Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: thài lài 30g; cỏ xước, mã đề đều 30g, sắc uống.

Chữa phong thấp, viêm khớp và phù tim: thài lài thái nhỏ và đậu đỏ, đều 40g nấu ăn, uống cả nước.

Viêm phần trên đường hô hấp: thài lài 30g, bồ công anh, dâu tằm 30g, sắc nước uống.

quai bị: thài lài trắng tươi 60 g, sắc lấy nước uống trong ngày. Các quan sát lâm sàng cho thấy, trung bình sau 1 - 2 ngày hết nôn; 1 - 4 ngày khỏi đau đầu; 2 - 6 ngày hết sưng và sốt; 4 - 6 ngày có thể khỏi.

Thổ huyết: thài lài trắng tươi 60 - 90g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Hỗ trợ chữa tănghuyết áp: thài lài trắng tươi 60 - 90g, hoa cây đậu tằm 12g, tất cả rửa sạch, cho 800ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10 - 15 ngày.

Chữa kiết lỵ: thài lài trắng tươi 30g (hoặc khô 10g), rửa sạch, đổ 700ml nước, sắc còn 150ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị phong thấp: thài lài trắng 40g, rửa sạch, thái nhỏ và đậu đỏ 40g. Đậu đỏ, rửa sạch, đổ 800ml nước ninh nhừ, cho thài lài trắng vào đun nhỏ lửa 10 phút, thêm chút đường, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi liệu trình 5 - 10 ngày.

Viêm gan vàng da: thài lài trắng tươi 120g, thịt lợn nạc 60g, nấu canh, ăn cả cái lẫn nước, dùng một lần hoặc chia ra nhiều phần ăn trong ngày.

Viêm cầu thận cấp, phù thũng, tiểu ít: thài lài trắng tươi 30g (hoặc khô 12g), rễ cỏ xước 20g tươi (hoặc khô 10g), mã đề 20g tươi (khô 8g) sắc với nước, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa bí tiểu: thài lài trắng tươi 30g, mã đề tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống lúc đói bụng. Dùng liền 5 ngày.

Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): thài lài trắng tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, ngày thay Thu*c một lần.

Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thai-lai-tri-cam-cum-viem-nhiem-duong-ho-hap-tren-n135882.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY