Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi 24 tuần: Màu tóc hình thành

Một em bé tóc đen hay tóc vàng đã được thể hiện rõ ngay từ khi thai nhi được 24 tuần tuổi.

9 tháng 10 ngày mang thai là hành trình tuyệt diệu nhất đối với mỗi người phụ nữ. Trong hành trình này, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, ban đầu là cảm giác hồi hộp chờ đợi que thử thai lên hai vạch, rồi cảm giác vỡ òa khi biết mình mang thai, lần đầu tiên cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của con cũng đủ làm mẹ xúc động đến nghẹn ngào...

Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc đó, mẹ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều mệt mỏi, đau đớn từ những cơn ốm nghén vật vã, đau lưng, đau hông... rồi cơn đau chuyển dạ vật vã trong nước mắt... Thành quả cuối hành trình là mẹ được ôm thiền thần bé bỏng trên tay, còn gì tuyệt vời hơn phải không bạn?

Hãy cùng theo dõi hành trình lớn lên từng tuần của thai nhi trong bụng mẹ xem bé của bạn đã lớn từng nào, đã biết làm gì, cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào... trong sự kiện "sự phát triển của thai nhi" các mẹ nhé!

Thai nhi

thai nhi 24 tuần tuổi có kích thước nặng khoảng 500g và dài xấp xỉ 29cm. như vậy là mẹ đã vượt qua được 5 tháng mang thai đầu tiên rồi đấy. bước sang tháng thứ 6 này, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy nặng nề hơn vì thai nhi đang phát triển rất nhanh chóng.

Lúc này, em bé đã nghe được rất rõ các âm thanh từ bên ngoài nên cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ nghe các bản nhạc cổ điển, xem các bộ phim hoạt hình và kể chuyện thường xuyên cho bé nghe. Hơn nữa, ở giai đoạn này của thai kỳ, bé đã hiểu được những lời bạn nói.

Mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng khi biết khả năng nghe của bé phát triển sẽ bị ảnh hưởng bởi những âm thanh từ phía bên ngoài. Những tiếng ồn lớn vọng vào túi ối, chẳng hạn như tiếng chó sủa, tiếng kêu phát ra từ máy hút bụi, sẽ không làm bé khó chịu cho tới ngày bé “chui ra ngoài”.

Cơ thể của thai nhi tuần 24 đã phát triển đầy đủ các chức năng, cho nên khả năng sống sót nếu phải chào đời ở thời kỳ này của bé lên tới 85%. nhờ các phương pháp khoa học tiến bộ, bác sĩ có thể tiến hành nuôi dưỡng thai nhi ở bên ngoài tử cung ngay từ tuần thứ 24. khuôn mặt của bé cũng đã gần giống với khi chào đời với đầy đủ lông mi, mông mày, tóc, đặc biệt màu tóc bé là đỏ, vàng hay đen đều đã hình thành.


Thai nhi 24 tuần tuổi

Cũng như nhiều bộ phận khác, bộ não của thai nhi phát triển nhanh chóng. vị giác phát triển và phổi đã hoàn thiện, thực hiện được các chức năng khác nhau. chính vì điều này mà hệ hô hấp của thai nhi được cải thiện đáng kể. tuy nhiên, khối tế bào bề mặt vẫn chưa được sản sinh hết nên nếu phải sinh non, các bé sinh ở giai đoạn này sẽ gặp vấn đề về đường hô hấp.

Da của thai nhi tuần 24 vẫn chưa căng lên hoàn toàn vì chưa hình thành lớp mỡ dưới da, cơ thể em bé vẫn còn gầy yếu. tuy vậy, tuyến mồ hôi đã hình thành dưới da. các cơ chân và cơ tay đã phát triển và bé thường xuyên có động tác co, duỗi tay trong bụng mẹ. điều này giải thích cho nguyên nhân bé thường quẫy đạp nhiều ở giai đoạn này.

Hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ thường không đều đặn, có lúc chuyển động nhiều nhưng có lúc lại nằm im nghỉ ngơi. nếu để ý, bà bầu có thể nhận ra những lần bé bị nấc cụt, đó là do bé đang tập làm quen với kỹ năng nuốt và việc nuốt nước ối đã gây ra hiện tượng nấc ở thai nhi.

Cơ thể mẹ bầu

Nếu để ý, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rốn mình bắt đầu lồi lên trên mặt bụng bầu bởi thai nhi đang phát triển rất nhanh. mẹ đừng quá lo lắng về triệu chứng này bởi sau sinh nở, rốn sẽ dần dần trở về vị trí ban đầu thôi.

Thai nhi lớn dần cùng với cân nặng mẹ bầu cùng tăng lên đáng kể cũng đồng nghĩa với việc mẹ bầu có thế thấy hiện tượng sưng mắt cá chân và bàn chân. Đó là chứng bệnh phù khi mang thai. Vì vậy, hãy cố gắng kê cao chân mỗi khi ngồi và nằm nhé.

Từ tháng thứ 6 thai kỳ, có đến 70% chị em nhận thấy làn da trên bụng bầu và một số bộ phận khác như đùi, mông, ngực bị rạn. Nếu mẹ bầu nào tăng quá nhiều cân trong thai kỳ thì càng tình trạng này càng nặng nề hơn. Xin chia buồn với các mẹ là chúng ta không thể hồi phục triệu chứng rạn da trong một sớm một chiều. Sau sinh, mẹ hãy chăm chỉ chăm sóc da thì hiện tượng này sẽ giảm dần.

Bài liên quan:

Thai nhi 22 tuần: Bé đã biết nghe

Thai nhi 21 tuần: Cẩn thận rạn da

Thai nhi 20 tuần: Học nuốt

Thai nhi 19 tuần: Biểu lộ cảm xúc

Mẹo nhỏ cho mẹ

Từ tuần thai này, mẹ cần quan tâm đến chuyển động của thai nhi trong bụng để xem bé có bình thường hay không. cách theo dõi chuyển động của bé là nằm yên tĩnh, thư giãn và đếm những chuyển động của con, cứ khoảng 10 chuyển động trong 2 giờ đồng hồ là được.

Bụng bầu lớn dần cũng đồng nghĩa với việc mẹ sẽ gặp khó khăn khi ngủ đêm. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ hãy chăm chỉ đi bộ buổi tối, ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ, mua gối ôm hỗ trợ và không uống nước 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Triệu chứng mang thai 24 tuần

Những triệu chứng phổ biến mẹ gặp phải khi mang thai 24 tuần là:

- Táo bón

- Đau đầu thường xuyên

- Đau nhức vùng bụng dưới

- Đau lưng

- Chuột rút

- Tầm nhìn kém

- Sưng nhẹ mắt cá chân, tay

Xem thêm: Thai nhi 25 tuần tuổi

Theo H. Đăng (Theo WTE) (Khampha.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/thai-nhi-24-tuan-mau-toc-hinh-thanh-c85a174698.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY