Tác giả bài viết: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. |
Bây giờ thai nhi đã có thể chớp mắt. thị lực của bé cũng rất phát triển, con có thể nhìn nhìn thấy ánh sáng qua tử cung của mẹ. hàng tỉ các tế bào thần kinh trong não bộ đang phát triển và cơ thể thai nhi cũng tăng thêm lượng mỡ cần thiết để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.
Đến thời kỳ này, bà bầu bắt đầu bước vào giai đoạn căng thẳng thứ 2 của thai kỳ. Ba tháng đầu tiên và 3 tháng cuối bao giờ cũng là thời điểm quan trọng và cũng khá mệt mỏi với phụ nữ mang thai.
Để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trước khi sinh được tốt nhất, nếu bạn chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát đái tháo đường thai kỳ trong những tuần thai trước thì bây giờ cũng là thời hạn để bạn thực hiện xét nghiệm này.
Và nếu kết quả xét nghiệm máu ở lần khám tiền sản đầu tiên của mẹ cho thấy cơ thể bạn không có kháng nguyên rh- (rh âm tính), mẹ sẽ phải tiêm một liều vắc-xin globulin miễn dịch anti-d để ngăn chặn việc phát triển các kháng thể miễn dịch có thể chống lại hồng cầu của thai nhi (nếu em bé mang kháng thể rh dương tính, mẹ sẽ cần tiêm mũi nữa sau khi sinh con)
Trong thời gian này, một số mẹ sẽ có cảm giác khó chịu như thể có côn trùng bò trong cơ hoặc xương và khiến bạn không thể ngưng cử động chân cho dù mẹ đang cố thư giãn ngay cả lúc ngủ. Bạn chỉ cảm thấy dễ chịu trong chốc lát khi di chuyển, và chứng bệnh đó người ta gọi là hội chứng chân không yên (restless legs syndrome- RLS).
Không ai biết nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, nhưng nó lại khá phổ biến đối với các bà mẹ khi mang thai. khi ấy bạn nên cố gắng duỗi thẳng hoặc massage chân, giảm các thức uống chứa caffein vì có thể khiến tình trạng trở lên tồi tệ hơn.
Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ khi mang thai. Một phụ nữ được chuẩn đoán mắc tiền sản giật nếu huyết áp quá cao sau tuần thứ 20 của thai kì kèm theo ít nhất một triệu chứng khác như lượng protein trong nước tiểu tăng cao, hoặc phù nhiều.
Hầu hết các bà bầu bị tiền sản giật thường phát triển một vài triệu chứng nhẹ vào gần ngày sinh nở, khi đó mẹ và bé phải thực hiện tốt các quy tắc chăm sóc sức khỏe. tuy nhiên nếu tiền sản giật trở nên nặng, nó có thể ảnh đến tính mạng của cả mẹ bầu và thai nhi.
Tiền sản giật có thể đến đột ngột, vì vậy điều quan trọng nhất là mẹ cần phải nhận thức được các dấu hiệu của căn bệnh này. hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức, nếu mẹ thấy các dấu hiệu sau:
- Bị phù nề ở mặt hoặc xuất hiện bọng mắt, thậm chí phù nề ở bàn tay, chân hoặc mắt cá chân một cách nghiêm trọng và đột ngột.
- Thay đổi thị lực bao gồm, thị lực kém, nhìn đôi hoặc nhìn mờ hoặc nhìn thấy những đốm nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực hoàn toàn đau dữ dội ở vùng bụng trên.
- tiền sản giật cũng có thể xảy ra mà không có dấu rõ ràng, đặt biệt ở giai đoạn đầu, và một số dấu hiệu chỉ là những bệnh thông thường khi mang thai. vì vậy mẹ có thể không biết mẹ đang rơi vào tình trạng tiền sản giật cho đến khi nó được phát hiện vào lần khám thai định kì. đó là một trong những lý do mà bà bầu không nên bỏ qua bất kì lần khám định kì nào.
Bênh tiền sản giật thường gặp trong lần mang thai đầu tiên hơn. Tuy nhiên, khi bạn đã mắc tiền sản giật thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc lại vào lần mang thai thứ 2. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này bao gồm:
Không một ai biết chắc chắn cách phòng chống tiền sản giật, tuy nhiên có một số nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng bổ sung thêm canxi, hạn chế lượng muối vào cơ thể hoặc tăng cường vitamin có thể hữu ích, tuy nhiên những kết quả này vẫn còn chưa đủ căn cứ.
Hiện nay, để dự phòng tiền sản giật, những thai phụ có nguy cơ rất cao bị tiền sản giật có thể được các bác sĩ chuyên khoa phụ sản chỉ định việc sử dụng aspirin liều thấp từ cuối tam tháng nguyệt đầu của thai kỳ cho đến 34 tuần của thai kỳ.
Và điều quan trọng nhất là bà bầu cần có chế độ dưỡng thai hợp lí và nhớ khám thai theo định kì. vì mỗi lần đi khám định kì, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của mẹ và thử lượng protein trong nước tiểu. quan trọng hơn là bà bầu phải nhận thức được các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiền sản giật để có thể thông báo với bác sĩ và có các biện pháp chữa trị sớm nhất có thể.
- Duy trì các hoạt động thể dục như trước đây. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng như ra huyết *m đ*o, nhau tiền đạo, hở eo cổ tử cung… cần hạn chế vận động và cần được bác sĩ chuyên khoa phụ sản đang theo dõi thai kỳ của mẹ bầu tư vấn
Chủ đề liên quan:
bà bầu 28 tuần có thể mang bầu 28 tuần mang thai 28 tuần thai nhi thai nhi 28 tuần tuổi