Ngày 7/1, bé gái chào đời, nặng 2,04 kg, khóc tốt. Sản phụ sức khỏe ổn định và bảo toàn được tử cung.
Bác sĩ Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí cho biết, sản phụ khi nhập viện có cơn co tử cung rối loạn, suy tim thai, tử cung co cứng. Trên hình ảnh siêu âm có khối máu tụ sau nhau. Chẩn đoán chị bị suy thai cấp, nhau bong non, bác sĩ chỉ định mổ bắt con khẩn cấp.
Bác sĩ cho biết, đây là trường hợp hy hữu vì phát hiện được nhau bong khi thai mới 33 tuần chưa chuyển dạ. Sản phụ sức khỏe ổn định, không gặp chấn thương, không có các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiền sản giật, u xơ tử cung, hút Thu*c lá, sinh nhiều lần, lớn tuổi...
"nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng của sản phụ và thai nhi có thể nguy hiểm hoặc phải cắt bỏ tử cung để tránh việc chảy máu", bác sĩ dung nhấn mạnh.
Thai nhi chào đời được da kề da với bố, sức khỏe ổn định, có thể xuất viện trong tuần này. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Nhau bong non là tình trạng nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi được xổ ra ngoài do có sự hình thành khối huyết tụ sau nhau. khối huyết tụ lớn dần làm bong bánh nhau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi oxy giữa mẹ và con. đây là cấp cứu sản khoa, diễn biến đột ngột, nhanh chóng gây Tu vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ.
Bệnh hay gặp ở những sản phụ có tiền sử sản giật, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, chấn thương trực tiếp ở vùng bụng.
Để phòng tránh nhau bong non, bác sĩ khuyến cáo các sản phụ nên khám thai định kỳ, dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là bổ sung acid folic trước và ngay sau khi mang thai, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để xử trí kịp thời.
Khi phát hiện ra bất thường, sản phụ cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để thăm khám kịp thời tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.