Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Thay van tim và 5 điều quan trọng người bệnh van tim nên biết

Thay van tim là cần thiết khi van tim bị hỏng nặng hoặc điều trị bằng Thu*c không hiệu quả, nhưng sau phẫu thuật, người bệnh cần biết cách phòng biến chứng và kéo dài tuổi thọ van tim.

Tùy theo mức độ tổn thương van, vị trí van cần thay thế (van 2 lá, van động mạch chủ, van ba lá) cùng với sức khỏe của bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp như: nong van, sửa chữa, thay van bị hư hỏng (thay van tim qua da hoặc mổ hở).

Các loại van tim thường được sử dụng

Van cơ học, van sinh học thường được sử dụng để điều trị bệnh hẹp - hở van tim (ảnh minh hoạ)

Các loại thông dụng bao gồm: van sinh học, van cơ học, van tự thân. Mỗi một loại sẽ có nhiều hãng, việc sử dụng van nào được căn cứ vào độ tuổi, bệnh mắc kèm và tài chính của người bệnh.

Tuổi thọ của van tim phụ thuộc vào loại van, cách chăm sóc sau thay van, tuổi của người bệnh… Van sinh học có tuổi thọ từ 8 - 10 năm, van cơ học từ 20-30 năm hoặc lâu hơn. Đối với van tự thân, sử dụng màng tim của chính để tái tạo van động mạch chủ theo phương pháp Ozaki, thời gian van tim tồn tại gần như suốt đời.

Chi phí tùy thuộc vào loại van, chi phí điều trị, mức bảo hiểm chi trả. Tổng tiền giao động từ 80 - 120 triệu. Bảo hiểm y tế có thể chi trả tối đa ở mức 45 tháng lương cơ bản tương đương 62.550.000đ.

Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật thay van tim

Phẫu thuật hẹp hở van tim cần có các bác sĩ có tay nghề cao (ảnh minh hoạ)

Biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, có thể làm loét chân van, sùi mép van vì thế cần dự phòng bằng cách dùng Thu*c kháng sinh trước và sau thủ thuật có liên quan đến chảy máu. Giữ vệ sinh răng miệng để phòng biến chứng này

Chảy máu do quá liều Thu*c kháng đông

Người bệnh sau cơ học phải dùng Thu*c kháng đông suốt đời để chống huyết khối trên van. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu như: chảy máu chân răng, vết bầm máu dưới da, nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.

Hình thành huyết khối trên van

Biến chứng này gây kẹt (ở van cơ học), rách lá van (ở van sinh học) do liều Thu*c kháng đông chưa phù hợp.

Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sau thay van

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ khi gặp phải các dấu hiệu sau:

- Đau thắt ngực (cảm giác đè ép, bóp nghẹt ở ngực);

- Khó thở, vã mồ hôi lạnh, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn;

- Sốt cao, tăng cân bất thường, phù mắt cá chân, xuất huyết, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi bất thường,…

Hẹp hở van tim có khỏi hẳn sau phẫu thuật thay van?

Mổ thay van tim không chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn, giảm khó thở, mệt mỏi, trống ngực... Tuy nhiên, để duy trì kết quả sau thay van tim, người bệnh vẫn phải theo dõi định kỳ và dùng Thu*c đều đặn.

Tái hẹp, hở van sau phẫu thuật có thể xuất hiện ở cả van cơ học và van sinh học do huyết khối, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc vôi hóa van. Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất ở van tim

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật

Trong thời gian nằm viện

- Tập thở sâu và tập ho: Ho làm giảm tình trạng ứ máu tại phổi, giảm nguy cơ viêm phổi.

- Khi ngủ nên nằm nghiêng một bên và thường xuyên trở mình vài tiếng một lần.

- Sau mổ 2 ngày có thể đi bộ quãng ngắn.

Biết cách tập luyện và điều chỉnh chế độ ăn sẽ giúp người bệnh sau chóng hồi phục (ảnh minh hoạ)

Sau khi xuất viện

- 3 tháng sau mổ, người bệnh nên khám thường xuyên. Sau đó duy trì ít nhất 2 lần/năm.

- Ăn đảm bảo dinh dưỡng nên kiêng ăn những loại rau màu xanh thẫm (giảm tác dụng của Thu*c chống đông).

- Dùng Thu*c theo đơn và theo dõi chỉ số đông máu bằng xét nghiệm INR. Thông báo ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu xuất huyết.

- Nên tập thể dục nhưng tránh quá sức.

Sau một thời gian ngắn sức khỏe người bệnh sẽ ổn định và gần như trở lại bình thường, để duy trì kết quả này người bệnh cần tuân thủ một số vấn đề sau:

Sử dụng Thu*c đúng loại, đúng liều lượng theo đơn Thu*c của bác sĩ.

Chế độ ăn uống nên giảm mặn, giảm chất béo, tăng chất xơ.

Giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng, bi quan quá mức.

Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Sử dụng Thu*c hay phẫu thuật thay van theo chỉ định của bác sĩ chính là nền tảng trong điều trị bệnh van tim. Nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa thể phủ nhận được vai trò hỗ trợ của các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Do vậy, trước và sau phẫu thuật thay van tim, để nâng cao sức khỏe tim mạch nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ đông dược. Đặc biệt đối với những sản phẩm có hiệu quả cho tim mạch đã được kiểm chứng trên người hay còn gọi là kiểm chứng lâm sàng. Bởi đây chính là cơ sở khách quan nhất để đánh giá hiệu quả của một sản phẩm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thay-van-tim-va-5-dieu-quan-trong-nguoi-benh-van-tim-nen-biet-n163837.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, Tôi bị bệnh tim, hở van tim 2 lá 4/4; van tim 3 lá hở 2/4. Tôi đã phẫu thuật xong và bác sĩ đã đặt 2 vòng van nhân tạo vào hai van tim của tôi, song trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật cho tôi thì phổi của tôi bị xẹp nên bác sĩ đã phải sử dụng thêm 1 bộ phổi nhân tạo.
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY