Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thêm 4 bệnh viện được xét nghiệm chẩn đoán COVID-19

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện có nhiệm vụ làm xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo quy định hiện hành.

Một phòng xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán bệnh truyền nhiễm và COVID-19. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Bộ Y tế vừa ban hành các Quyết định cho phép 4 bệnh viện được xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Đó là các bệnh viện: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện FV.

[Đã có 85 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh]

Tại Quyết định số 1522-QĐ-BYT, Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) đối với Khoa Vi sinh và Labo Lao chuẩn quốc gia của Bệnh viện Phổi Trung ương.

Tại Quyết định số 1532-QĐ-BYT, Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm chủng mới của

Theo Bộ Y tế, hiện có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm COVID-19. Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng). Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày).

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị là chiến lược trong giai đoạn hiện nay.

Dự kiến, trong ngày 7/4, Bộ sẽ tiếp tục mua thêm 100.000 sinh phẩm nữa để xét nghiệm. Như vậy trong tuần tới, Việt Nam sẽ có 200.000 sinh phẩm để xét nghiệm.

Bộ Y tế cũng đã cung cấp một số máy xét nghiệm Real time RT-PCR cho một số địa phương để chủ động trong việc xét nghiệm. Theo đó, các phòng xét nghiệm nào có khả năng xét nghiệm được có thể thực hiện ngay mà không cần đợi tuyến trung ương hay Bộ hay các viện cho phép.

Hiện nay

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/them-4-benh-vien-duoc-xet-nghiem-chan-doan-covid19/632213.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi