Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Thịt vịt, món ăn tốt cho người suy nhược Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận táo, tiêu thũng,…
Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận táo, tiêu thũng,… thích hợp với người bị suy nhược gầy sút, ăn kém, đại tiện táo, sốt nóng ra mồ hôi trộm,…

Một số món ăn, bài Thu*c từ thịt vịt:

Bài 1: Thịt vịt 250g, củ kiệu 200g, gừng 10g, hành 15g, dầu ăn, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt vịt rửa sạch, để ráo nước, chặt miếng vuông khoảng 4cm. Củ kiệu lột vỏ, rửa sạch, để ráo nước. Gừng xắt miếng. Cho dầu ăn và gừng vào xào thơm, bỏ thịt vịt, gia vị vào xào vài phút, đổ vào 2 lít nước, cho hành vào, đun sôi khoảng 30 phút, bỏ củ kiệu vào nấu chín, sau đó vớt bọt, vớt hành ra là dùng được. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt khử phiền, khai vị, ra mồ hôi,... dùng thích hợp khi thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.

Bài 2: Vịt 1 con khoảng 1kg, bỏ lòng, làm sạch; vừng đen, ngó sen, đào nhân, tang thầm, hạt khiếm thực, táo đỏ, ý dĩ, mỗi vị 20g. Cách làm: Cho các vị Thu*c vào bụng vịt rồi khâu lại, cho vào bát to, thêm gia vị vừa đủ và một ít nước, hấp cách thủy cho chín, khi ăn tháo chỉ khâu. Món ăn này có tác dụng bổ thận kiện tỳ, thích hợp với người gầy yếu suy nhược, huyết áp thấp.

Bài 3: Vịt một con 1kg, trần bì 10g, hoàng kỳ 30g. Các gia vị gừng, hành, dầu hạt cải, nước tương, muối, mì chính. Cách làm: Vịt làm sạch, bỏ lòng, bôi nước tương lên da, rán trong dầu hạt cải, xong rửa sạch dầu mỡ đặt lên đĩa cho vào nồi đất. Các vị Thu*c: trần bì, hoàng kỳ cho vào túi vải nhỏ cho vào nồi. Cho lượng nước xâm xấp, hầm vịt chín, chắt lấy nước đổ lên vịt đã chặt miếng. Món ăn này rất bổ dưỡng, thích hợp với người tỳ vị hư nhược, chán ăn.

Bài 4: Thịt vịt 200g, đỗ trọng 30g, mộc nhĩ trắng 30g. Cách làm: Thịt vịt làm sạch, chặt miếng, ướp gia vị cho vào nồi nấu khoảng 30 phút, sau đó cho đỗ trọng và mộc nhĩ trắng đã làm sạch vào nồi, nấu thêm 15 phút là dùng được. Ăn thịt vịt, mộc nhĩ, nước canh, bỏ đỗ trọng. Món ăn này rất tốt cho người bị tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, suy nhược, mất ngủ.

Bài 5: Thịt vịt nạc 300g băm nhỏ, ướp gia vị, nước mía 300ml, gạo tẻ 100g. Cách làm: Cho tất cả vào nồi ninh nhừ thành cháo, ăn nóng. Ăn thường xuyên món cháo này rất tốt cho người bị hen suyễn, mệt mỏi, gầy sút.

Bác sĩ Thanh Xuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thit-vit-mon-an-tot-cho-nguoi-suy-nhuoc-y-hoc-co-truyen-15240.html)

Tin cùng nội dung

  • Huyết áp thấp là huyết áp luôn luôn ở con số thấp hơn đa số người bình thường cùng lứa tuổi. Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 100mmHg được coi là huyết áp thấp.
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Những phương Thu*c đã được nghiên cứu theo dõi ở Trung Quốc.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY