CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.
Đại cương
Là thông khí nhân tạo không cần dùng ống nội khí quản.
Bước tiến mới trong hồi sức hô hấp, đặc biệt trong đợt cấp COPD.
Nhiều ưu điểm, tuy nhiên có những chống chỉ định nhất định.
Ưu điểm
Giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là viêm phổi.
Bệnh nhân dễ chịu, giao tiếp được, ăn đường miệng, duy trì các sinh hoạt cá nhân.
Có thể thở tại nhà.
Các kiểu (mode) thở không xâm nhập áp lực dương:
CPAP (Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.
BiPAP (Bilevel Positive Airway Pressure, áp lực đường thở dương tính ở hai mức độ): IPAP là áp lực đường thở thì thở vào, EPAP là áp lực đường thở thì thở ra, chênh lệch giữa hai áp lực là áp lực hỗ trợ, PS.
Chỉ định
Nguy cơ suy hô hấp do mệt cơ mà có thể hồi phục trong 24 - 28h
suy hô hấp ở mức độ nhẹ và vừa.
Đợt cấp của COPD.
Phù phổi cấp huyết động.
Liệt tứ chi cấp như trong liệt chu kỳ.
Thiếu oxy sau rút ống do phù phổi hay xẹp phổi.
Phù nề thanh môn nhẹ sau khi rút ống nội khí quản.
Trong cai thở máy
Đợt cấp COPD, sau khi đủ tiêu chuẩn cai máy, rút NKQ cho thở máy không xâm nhập trong giai đoạn trung chuyển.
Các trường hợp khác cũng có thể áp dụng: bệnh nhân đủ tiêu chuẩn cai máy, có thể rút NKQ sớm, cho thở máy không xâm nhập 1-2 ngày sau khi rút NKQ.
Chống chỉ định
Chấn thương hay biến dạng mặt.
Ngừng thở.
Tăng tiết nhiều đờm rãi mà ho khạc kém.
Loạn nhịp tim chưa kiểm soát được.
Huyết động không ổn định.
Tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Không hợp tác.
Không tự bảo vệ đường thở.
Các bước tiến hành.
Chuẩn bị
Bác sỹ chuyên khoa Y tá chuyên khoa hồi sức cấp cứu.
Phương tiện
Máy thở không xâm nhập BiPAP vision.
Mặt nạ mũi, mặt nạ mũi miệng.
Người bệnh: được giải thích và hướng dẫn về cách thở máy BiPAP.
Nơi thực hiện: Khoa hồi sức cấp cứu.
Các bước tiến hành (Protocol of MICU of SAH, Co, US with permission)
Xem lại chỉ định, chống chỉ định của thở máy không xâm nhập.
Ghi lại chức năng sống, Sp02, khí máu trước khi thở máy.
Chọn Mask vừa với bệnh nhân, làm ẩm, dây cố định mặt nạ.
Đặt IPAP 10 cmH20, EPAP 5 cmH20, điều chỉnh Fi02 duy trì Sa02 > 90%.
Theo dõi bệnh nhân, đánh giá chức năng sống, Sa02.
Nếu bệnh nhân dễ chịu với
Tần sỗ thở < 30.
Tần số tim < 120 % tần số ban đầu.
Không loạn nhịp tim.
Không còn cảm giác khó thở, không co kéo cơ hô hấp phụ.
Tiếp tục theo bước 7.
Nếu không, theo bước 10.
Nếu Sp02 < 90%, tăng EPAP 2-3 , chỉnh Fi02 giữ Sp02 > 90%.
Nếu Sp02 > 90%, duy trì các thông số, điều chỉnh mức Fi02 thấp nhất có thể được.
Xem xét khả năng cai máy thở
Đánh giá lại Mask, thay hay điều chỉnh nếu cần.
Nếu có biểu hiện yếu cơ, tăng IPAP 2-3 cmH20.
Nếu Sp02 <90 %: tăng IPAP, EPAP lên 3 cmH20.
Đánh giá lại lâm sàng nếu
Sp02 < 90%.
Tần số thở > 30.
Tần số tim > 120% tần số tim lúc đầu.
Đặt nội khí quản, cho thở máy xâm nhập.
Biến chứng
Khí vào dạ dày: khi PS cao trên 20 cmH20, gây chướng bụng.
Sặc vào phổi.
Ù tai.
Hở quanh mặt nạ, viêm kết mạc do khí thổi nhiều vào mắt bệnh nhân.
Bệnh nhân sợ khoảng kín và không thích nghi với mask.
Loét, hoại tử sống mũi do áp lực.
Khô đờm do không làm ẩm.
Chấn thương áp lực: tràn khí màng phổi.
Giảm cung lượng tim do giảm tuần hoàn trở về
Các máy thở
Máy thở BiPAP: thở tự nhiên không thâm nhập
Dùng CPAP ở máy Bennett 7200
Bệnh nhân nam 60 tuổi, chẩn đoán đợt cấp COPD, đuợc đặt NKQ, thở máy BP 7200 trong 4 ngày. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, không sốt, phổi RRPN giảm đều hai bên, không có ran rít, mạch 100, HA 120/70, không phù, bụng mềm. XQ phổi: hình ảnh khí phế thũng. Các xét nghiệm máu trong giới hạn bình thờng. Thở máy A/C CMV tần số 21, Vt 450 ml, Fi02 40%, PEEP 5. Khí máu pH 7,33; PaCO2 64; PaO2 70; HCO3 34. Sau khi khám bệnh buổi sáng tại khoa ĐTTC, quyết định cai máy cho bệnh nhân.
Nguồn: Internet.