Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Thừa cân, béo phì: Nguyên nhân quan trọng gây đái tháo đường

Béo phì là bệnh lý có thể gây ra những tác động có hại đến sức khỏe. Việc tăng cân quá mức khiến nguy cơ rối loạn đường huyết tăng cao, dẫn đến bệnh đái tháo đường ở người bệnh béo phì.

Theo ts.bs trần quang nam - trưởng khoa nội tiết, bệnh viện đại học y dược tphcm, béo phì là tình trạng gia tăng và tích tụ quá mức lượng mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng (mỡ xung quanh các cơ quan trong bụng).

Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 23 kg/m2 tới dưới 25 kg/m2 được xếp vào nhóm thừa cân, từ 25 kg/m2 trở lên sẽ được xem là béo phì.

Bệnh lý béo phì gây ra các rối loạn về chuyển hóa cũng như rối loạn chức năng của cơ thể và ảnh hưởng nặng nề đến những cơ quan khác như hô hấp, khớp, tim mạch... cân nặng càng tăng các ảnh hưởng càng nghiêm trọng nên cần được đánh giá và kiểm soát từ sớm.

Điều đáng lo ngại chính là béo phì thường không có triệu chứng gây khó chịu, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc này họ đã có nhiều khả năng bị các bệnh lý như đột quỵ, bệnh mạch vành, mỡ máu… tâm lý chủ quan khiến người bệnh không đi khám, làm quá trình chẩn đoán sớm và điều trị trở nên khó khăn.

TS.BS Trần Quang Nam thăm khám cho bệnh nhân

Béo phì tăng nguy cơ rối loạn đường huyết và dẫn đến bệnh đái tháo đường

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị cho vợ chồng anh Nguyễn Minh K. và chị Trần Nhật L. (40 tuổi, cùng ngụ tại TPHCM). Hai anh chị đăng ký khám giảm cân tại Phòng khám Dinh dưỡng - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM do có chỉ số BMI đều ở mức cao và được cảnh báo về tình trạng béo phì.

Thông qua kết quả khám sức khỏe tổng quát, các bác sĩ nhận thấy anh k. có tiền căn tăng huyết áp, còn chị l. đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường và rối loạn lipid máu. sau khi duy trì thực hiện theo chế độ ăn uống và vận động từ chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng, kết quả giảm cân của anh k. và chị l. đạt từ 6-10%, lượng đường huyết trong cơ thể có dấu hiệu cải thiện.

Anh K. chia sẻ cả hai đều là nhân viên văn phòng, có thói quen ăn uống thất thường, ít có thời gian vận động và hay căng thẳng do công việc. Dù vợ chồng anh K. nhận biết được tình trạng cân nặng mất kiểm soát nhưng chủ quan không đi kiểm tra và cũng không nghĩ bản thân có những dấu hiệu rối loạn đường huyết.

Ts.bs.trần quang nam cho biết, cân nặng có mối quan hệ trực tiếp đến chỉ số đường và mỡ trong cơ thể, điều mà các người bệnh thường ít quan tâm do không gây khó chịu. bmi càng cao thì tỷ lệ người bệnh bị tiền đái tháo đườngđái tháo đường cũng tăng theo.

Đặc biệt, mỡ tích tụ quá nhiều ở vùng bụng có thể là dấu hiệu của đề kháng insulin, cản trở quá trình chuyển hóa đường, gây nên rối loạn về đường huyết.

Trong trường hợp không phát hiện và điều trị thích hợp, tác động của bệnh béo phì sẽ không dừng lại ở mức rối loạn đường huyết mà còn gây ra đái tháo đường, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, thận, mắt… khả năng kiểm soát và việc điều trị cũng trở nên phức tạp hơn để ổn định dường huyết về mức an toàn.

Phát hiện sớm và kiểm soát cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện

Ts.bs trần quang nam chia sẻ, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết, nhất là khi bmi đã vượt sang mức thừa cân. rối loạn đường huyết thường không biểu hiện thành triệu chứng cụ thể mà chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu tĩnh mạch tại các cơ sở y tế. các nghiên cứu cũng cho thấy việc can thiệp ngay ở giai đoạn thừa cân giúp các rối loạn về đường được cải thiện hiệu quả.

Để giảm thiểu nguy cơ rối loạn đường huyết dẫn đến đái tháo đường, người bệnh béo phì được khuyến khích bắt đầu từ việc kiểm soát cân nặng bằng các phương pháp không dùng thu*c như điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và vận động điều độ.

Theo bs ngô cao ngọc điệp - khoa dinh dưỡng tiết chế, bệnh viện đại học y dược tphcm, chế độ ăn được đề nghị cho người bệnh béo phì có rối loạn đường huyết thường từ 1500-1800 kcal/ngày đối với nam và 1200-1500 kcal/ngày đối với nữ.

Trong đó, tỷ lệ các nhóm đại dưỡng chất như chất bột đường, chất đạm và chất béo có trong khẩu phần phải được cá thể hóa, như phù hợp với mô hình ăn uống hiện tại, phù hợp thực phẩm địa phương, với sở thích...

Chế độ ăn uống phải tạo một cán cân âm tính giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao do vận động, để có thể làm giảm cân được và làm ngăn chặn rối loạn đường huyết tiến triển.

Các nguyên tắc chính của chế độ ăn bao gồm: ăn uống điều độ, chọn lựa thực phẩm lành mạnh, kiêng ăn các thực phẩm ngọt và giàu béo, ăn vừa đủ chất đạm và tinh bột, ưu tiên chọn thực phẩm giàu chất xơ.

Song song với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh béo phì có rối loạn đường huyết cũng cần lên kế hoạch tập luyện thể chất phù hợp. trong quá trình giảm cân, tập luyện giúp bảo toàn khối cơ xương, giúp tăng cường sự trao đổi chất từ đó duy trì số cân đã giảm được thông qua giảm calo hấp thụ ở khẩu phần ăn. quá trình giảm cân được khuyến cáo nên thực hiện khoa học, an toàn và hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Ts.bs trần quang nam lưu ý, trong thời gian giãn cách xã hội do covid-19 như hiện nay, người bị thừa cân, béo phì rất dễ tăng cân do hạn chế vận động, không kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể. mặt khác, khi người bệnh đái tháo đường nhiễm covid-19 rất dễ có biến chứng nặng.

Đặc biệt với người đái tháo đường kèm béo phì thì nguy cơ phải nhập viện do covid-19 càng cao và có thể tăng khả năng tu vong. chính vì vậy, người bệnh béo phì càng cần phải thực hiện chế độ ăn khoa học, duy trì tập luyện thể chất để kiểm soát cân nặng cũng như duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Hiện nay, bệnh viện đại học y dược tphcm triển khai hoạt động của nhóm điều trị béo phì đa chuyên khoa bao gồm các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, nội tiết, tâm lý, ngoại tiêu hóa, phục hồi chức năng… nhằm đảm bảo hội chẩn kỹ càng các trường hợp của người bệnh, từ đó đề ra hướng điều trị toàn diện và hỗ trợ người bệnh kịp thời để đạt được mục tiêu về cân nặng, hạn chế biến chứng do béo phì gây ra.

Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về bệnh béo phì dẫn đến đái tháo đường, bệnh viện đại học y dược tphcm thực hiện chương trình tư vấn “cùng người bệnh béo phì viết nên cuộc sống mới” với chủ đề “thừa cân, béo phì: nguyên nhân quan trọng gây đái tháo đường”, theo dõi tại đây.


Minh Huy - AloBacsi.vn

Lần cập nhật cuối: 14:19 14/09/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/thua-can-beo-phi-nguyen-nhan-quan-trong-gay-dai-thao-duong-n417946.html)

Tin cùng nội dung

  • Biết sử dụng Insulin một cách khoa học là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Nguy hiểm không kém những bệnh như tim mạch, ung thư gan, tai biến mạch máu não… tổ ấm của những nam giới bị đái tháo đường có thể tan vỡ khi gặp phải chứng rối loạn cương dương.
  • Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.
  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY