Chế độ ăn uống thích hợp có vai trò rất quan trọng trong việc phòng và chống các bệnh viêm loét như loét dạ dày tá tràng, loét thực quản… Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên và không nên ăn khi bị viêm loét đường tiêu hóa:
1. Nên ăn
Mật ong
Mật ong có đặc tính chống nhiễm trùng và vi khuẩn này tấn công các loại vết thương hở, đặc biệt là các tổn thương trong loét tiêu hóa. Nó cũng giúp ngăn chặn sự tiến triển không mong muốn của bệnh và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo khác
Các sản phẩm sữa ít béo, đặc biệt là sữa chua chứa nhiều probiotics và vi khuẩn có lợi giúp phòng và điều trị loét tiêu hóa.
Thịt nạc và thịt gia cầm
Thịt nạc và thịt gia cầm là những loại thực phẩm đặc biệt có hiệu quả trong phòng ngừa loét dạ dày do chúng có hàm lượng chất béo và muối thấp.
Cải bắp
Cải bắp là vua của các loại thực phẩm có thể dự phòng loét tiêu hóa do chúng có chứa S-methylmethionine.
Rau mầm
Rau mầm, đặc biệt là mầm cải Brussels cũng giúp dự phòng
viêm loét vì có chứa các hợp chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể và giết ch*t những vi khuẩn gây hại.
Súp lơ trắng
Súp lơ trắng có hàm lượng rất cao hợp chất sulforaphan rất cần thiết để phòng và điều trị
viêm loét dạ dày. Loại rau được ưa thích này cũng cung cấp một lượng lớn vitamin C và chất xơ.
Những thực phẩm nhiều chất xơ
Các chất xơ được coi là thiết yếu trong các rối loạn liên quan tới dạ dày, ruột đặc biệt là trong loét dạ dày-tá tràng.
Lê
Lê rất giàu các chất flavonoid lành mạnh và chất chống oxy hóa giúp dự phòng loét dạ dày. Ngoài ra, chúng cũng giàu chất xơ giúp điều tiết quá trình tiêu hóa trong cơ thể.
Dầu thực vật
Không phải tất cả các loại dầu thực vật đều được coi là tốt cho người bị
viêm loét đường tiêu hóa. Chỉ có 2 loại dầu có vai trò như thực phẩm phòng ngừa loét là dầu oliu và dầu canola. Chúng giúp ngăn ngừa loét dạ dày vì có chứa hàm lượng cao các chất béo lành mạnh.
Súp lơ xanh
Nghiên cứu chỉ ra rằng súp lơ xanh có chứa các chất tốt cho sức khỏe như sulforaphane giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh loét tiêu hóa gây đau.
2. Nên tránh
- Những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và có tính axit
- Cà phê có caffein
- Đồ uống có ga
- Ớt, hạt tiêu
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Các loại thịt đỏ ướp muối
- Thực phẩm chiên rán
- Sữa và rượu
BS Cẩm Tú
(
(Boldsky và Healthline)/Univadis)