Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn

Bệnh nứt hậu môn (NHM) là một bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, với tình trạng xuất hiện vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn, gây ra cơn đau nhói khi đi đại tiện. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và người già.

Táo bón: nguyên nhân thường gặp, do quá trình rặn để đẩy phân cứng và to ra ngoài.

Tiêu chảy kéo dài: kích thích nhu động ruột làm rách hậu môn.

Sinh đẻ: thai phụ sau khi sinh thường bị nứt hậu môn do chấn thương vùng chậu trong quá trình sinh.

Bệnh lý: các bệnh lý ảnh hưởng đến vùng hậu môn trực tràng như bệnh Crohn, loét đại tràng, viêm ruột… cũng gây ra nứt hậu môn.

Chấn thương ở vùng hậu môn do thăm khám trực tràng, sử dụng nhiệt kế, giao hợp bằng đường hậu môn…

- Có vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn.

- Đau nhói khi đi đại tiện và có thể kéo dài sau vài giờ.

- Ngứa và bỏng rát quanh vùng hậu môn.

- Xuất hiện một ít máu tươi lẫn trong phân hay giấy vệ sinh…

Các triệu chũng trong bệnh NHM thường tự khỏi trong vòng 1 - 4 tuần ở dạng cấp tính. Trong một số trường hợp sẽ chuyển sang dạng mãn tình khi các triệu chứng này kéo dài > 6 tuần.

- Thường hay tái phát.

- Vết rách lan rộng đến cơ vòng hậu môn. Sự co thắt của cơ vòng hậu môn khiến vết rách lâu lành.

Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn">Thuốc điều trị bệnh nứt hậu môn

Các Thuốc được sử dụng trong điều trị NHM chủ yếu làm giảm các triệu chứng bệnh và thúc đẩy nhanh quá trình tự khỏi bệnh.

Nhóm Thuốc giảm đau: các Thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin) và các Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, naproxen…) thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau của NHM.

Nhóm Thuốc nhuận tràng: nhóm Thuốc được sử dụng trong điều trị NHM do nguyên nhân táo bón, vì có tác dụng làm mềm phân và giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng. Nhóm Thuốc này có 2 loại Thuốc thường được sử dụng:

Thuốc nhuận tràng tạo khối (polycarbophil, psyllium, methylcellulose…) là các polysaccarid thiên nhiên (ở dạng hạt, chất xơ, chất nhầy…) hay tổng hợp, có khả năng hấp phụ nước gấp nhiều lần so với thể tích của chúng, nên làm tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Nhóm Thuốc này thường được sử dụng cho người lớn.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (lactulose): thường ở dạng muối vô cơ hay đường, có tác dụng làm gia tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, nên làm tăng lượng nước ở ruột và kích thích nhu động ruột. nhóm Thuốc này thường được sử dụng cho trẻ em.

Nhóm Thuốc corticosteroid (hydrocortison, betamethason….): có tác dụng kháng viêm, chống ngứa ở vùng hậu môn, thường được sử dụng ở dạng Thuốc kem, Thuốc mỡ.

Nhóm Thuốc gây tê cục bộ (benzocain, lidocain, tetracain...): có tác dụng giảm đau, ngứa, bỏng rát… ở vùng hậu môn. Nhóm Thuốc này thường được sử dụng ở dạng Thuốc dùng ngoài (gel, Thuốc mỡ…).

Cần lưu ý: nhóm Thuốc này có thể gây viêm da tiếp xúc do dị ứng, vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau cần lập tức ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của thầy Thuốc.

Các chất làm se da (calamin, oxid kẽm…): thường được sử dụng ở dạng Thuốc dùng ngoài (gel, Thuốc mỡ…) có tác dụng làm đông tụ protein tại chỗ nên làm se da, bảo vệ tạm thời vùng hậu môn khỏi bị ngứa, đau, bỏng rát…

Nitroglycerin: thường được sử dụng ở dạng Thuốc mỡ, là Thuốc có tính giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu đến hậu môn giúp vết nứt mau lành. Ngoài ra, Thuốc này còn có tác dụng thư giãn cơ vòng hậu môn. Tác dụng phụ của Thuốc là nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp…

Nhóm Thuốc chẹn kênh canxi (nifedipin, diltiazem…): thường được sử dụng ở dạng Thuốc viên hay Thuốc mỡ, có tác dụng tang cường lưu thông máu và thư giãn cơ vòng hậu môn. Chỉ sử dụng nhóm Thuốc này khi nitroglycerin không mang lại hiệu quả điều trị.

Botulinum typ A (botox): thường được sử dụng ở dạng Thuốc chích, có tác dụng làm liệt cơ vòng hậu môn, chống co thắt.

Ngoài phương pháp điều trị bằng Thuốc còn có các phương pháp khác như: điều trị bằng phẫu thuật hay điều trị không dùng Thuốc…

Phương pháp điều trị không dùng Thuốc giúp ngăn ngừa táo bón, là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh NHM. Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, tăng cường luyện tập thể dục thể thao… sẽ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị và phòng tránh được bệnh này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-dieu-tri-benh-nut-hau-mon-19987.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.