Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc Dinh dưỡng Nguy hiểm khi sử dụng Thuốc giảm đau không đúng cách

(MangYTe) - Thuốc giảm đau có thể được chia thành hai nhóm lớn bao gồm: Nhóm 1: Các Thuốc giảm đau không kê đơn (hay còn gọi là Thuốc giảm đau OTC), người bệnh có thể tự đến mua ở các nhà Thuốc dưới sự tư vấn của dược sĩ mà không cần đơn của bác sĩ. Nhóm Thuốc này rất hữu ích đối với những cơn đau ở mức độ nhẹ như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, viêm khớp...

Về cơ bản, có thể chia nhóm Thuốc này thành 2 loại chính là paracetamol (acetaminophen) và một số Thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không steroid (NSAID) có thể kể đến như aspirin, ibuprofen.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Nhóm 2: Các Thuốc giảm đau kê đơn, cũng được chia thành 2 loại là các Thuốc không opioid và opioid. Các Thuốc không opioid bao gồm một số NSAID (ví dụ celecoxib, diclofenac…) mà người bệnh có thể được bác sĩ kê khi bị viêm, thoái hóa khớp… Các Thuốc opioid là loại Thuốc giảm đau mạnh nhất trong nhóm này, có thể kể đến như morphin, fentanyl.

Việc sử dụng Thuốc giảm đau được xem là “con dao hai lưỡi”, nếu không sử dụng hợp lý sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với các Thuốc giảm đau nhóm OTC, dù được đánh giá là khá an toàn nhưng không đồng nghĩa là những Thuốc này không gây ra các tác dụng phụ và không cần thận trọng khi sử dụng. Trên thực tế đã có những trường hợp bị ngộ độc paracetamol do dùng không đúng, dẫn đến suy gan cấp, đe dọa đến tính mạng.

Nhóm Thuốc NSAID với tác dụng phụ điển hình là viêm loét dạ dày và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa nên thường được bác sĩ kê với liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Ngoài ra, việc sử dụng NSAID cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận cấp và các biến cố trên tim mạch. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 6 thai kỳ là đối tượng chống chỉ định dùng NSAID vì nguy cơ tổn thương thận, tim, phổi có thể gây Tu vong cho thai nhi.

Nhóm opioid (tramadol, morphin, fentanyl…) được biết đến với các tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, lệ thuộc Thuốc… Thông thường, nếu người bệnh tuân thủ hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ thì việc sử dụng nhóm Thuốc này sẽ giảm đau hiệu quả, cải thiện chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt là người bệnh ung thư.

Tuy nhiên, việc người bệnh sử dụng không đúng cách (như tự ý tăng, giảm liều, đổi Thuốc, ngưng Thuốc hoặc tự phối hợp nhiều loại Thuốc giảm đau…) đều có thể dẫn đến các biến cố nghiêm trọng như hội chứng cai Thuốc, ức chế hô hấp, đe dọa đến tính mạng.

PGS TS DS. Đặng Nguyễn Đoan Trang - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, để sử dụng Thuốc giảm đau hợp lý, hiệu quả và an toàn, người bệnh không nên tự ý sử dụng Thuốc giảm đau mà phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin cho các bác sĩ và dược sĩ về triệu chứng, mức độ đau, tiền sử dùng Thuốc điều trị… để giúp lựa chọn loại Thuốc giảm đau phù hợp, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng Thuốc như: Không được tự ý nhai, bẻ hay nghiền viên Thuốc; không tự thay đổi liều sử dụng, mua thêm Thuốc hay ngưng Thuốc đột ngột.

Người bệnh nên chủ động kiểm tra thành phần hoạt chất trên bao bì Thuốc hoặc tờ hướng dẫn sử dụng để tránh uống nhiều chế phẩm có cùng hoạt chất để tránh nguy cơ quá liều do uống nhiều Thuốc cùng một lúc. Người bệnh cũng nên đọc tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc để biết thêm một số thông tin như các chống chỉ định, liều dùng tối đa, tác dụng phụ có thể xảy ra và ghi nhớ thời điểm dùng Thuốc phù hợp để kịp thời thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết nếu có bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng Thuốc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuocdinh-duong-nguy-hiem-khi-su-dung-thuoc-giam-dau-khong-dung-cach-394593.html)

Chủ đề liên quan:

hô hấp sức khỏe thuốc giảm đau

Tin cùng nội dung

  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY