Hằng năm, khoảng 5 - 10% người tiền đái tháo đường sẽ trở thành đái tháo đường và 70% người tiền đái tháo đường sẽ thành bệnh nhân đái tháo đường thực sự. tùy từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. khi điều trị bằng Thuốc, phương án điều trị phải được xác định trước. vậy Thuốc gì được chỉ định để điều trị tiền đái tháo đường?
Tiền đái tháo đường (đtđ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán đtđ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose (rldng), hoặc tăng hba1c. tiền đtđ là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và đtđ type 2. tiền đtđ liên quan với các yếu tố nguy cơ giống như bệnh đtđ: thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực...
Cơ chế bệnh sinh gồm nhiều yếu tố tác động bao gồm các gene nguy cơ, kháng insulin, tăng nhu cầu tiết insulin, ngộ độc glucose, ngộ độc lipid, rối loạn tiết/giảm hoạt động incretin, tích lũy amylin, giảm khối lượng tế bào bêta tuyến tuỵ... kết cục làm giảm chức năng tế bào bêta tiến triển. Mức độ giảm tiết insulin và đề kháng insulin xuất hiện từ rất sớm, trước khi được chẩn đoán ĐTĐ khoảng 13 năm, và tăng dần theo thời gian. Do đó việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị tích cực người mắc tiền ĐTĐ sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 và dự phòng các biến chứng tim mạch và biến chứng khác do tăng glucose máu (cả tăng lúc đói và sau ăn).
Thường xuyên theo dõi đường huyết nhằm phát hiện bệnh sớm đái tháo đường.
Mục đích điều trị tiền ĐTĐ là đưa glucose huyết trở về bình thường; ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển thành ĐTĐ; ngăn chặn và làm giảm các biến chứng do tăng glucose huyết; giảm nguy cơ bệnh tim mạch thông qua phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ. Vì thế metformin là Thuốc chính được chỉ định điều trị tiền ĐTĐ. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Sau 3 tháng áp dụng chế độ ăn và luyện tập không kiểm soát được HbA1c < 60 tuổi; Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ; Người bệnh có cả rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose; Có các nguy cơ khác: Một trong các yếu tố như HbA1c >6%, THA, HDL thấp (2,52 mmol/L), tiền sử gia đình đời thứ nhất ĐTĐ.
Khi sử dụng Thuốc, người bệnh cần được theo dõi các tác dụng phụ của Thuốc như giảm hấp thu vitamin B12, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy, táo bón. Hạ đường huyết khi bữa ăn có rượu hoặc phối hợp với sulfonylure. Do đó tuyệt đối không uống rượu khi dùng metformin. Để tránh tác dụng phụ về tiêu hóa, nên uống metformin trong bữa ăn (nhai kỹ thức ăn, khi sắp nuốt thì cho viên Thuốc vào miệng, nuốt cùng thức ăn đã nhai kỹ là an toàn nhất). Lưu ý, không được nhai viên Thuốc khi uống. Nếu các tác dụng trở nên nghiêm trọng và kéo dài cần báo cáo bác sĩ để ngừng Thuốc.
Giảm liều hoặc dừng Thuốc nếu: BMI < 23 (nếu trước đó thừa cân, béo phì) và chỉ số HbA1c < 5,7%
Các Thuốc khác: Nếu người bệnh không dung nạp với metformin có thể sử dụng Thuốc thay thể bao gồm nhóm ức chế alpha-glucosidase, GLP-1 receptor agonists, và TZD.
Người mắc tiền ĐTĐ có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ type 2, liên quan với bệnh béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực. Vì vậy, thay đổi lối sống vẫn là biện pháp quan trọng để điều trị, quản lý tiền ĐTĐ. Can thiệp giảm cân bằng dinh dưỡng và hoạt động thể lực xuyên suốt quá trình điều trị cho người có nguy cơ là cốt lõi nhằm ngăn ngừa diễn tiến đến ĐTĐ đối với người thừa cân, béo phì.
Chế độ giảm cân thường khó duy trì lâu dài do đó sau những can thiệp tích cực ban đầu, người bệnh cần được tư vấn dùng thêm Thuốc, hỗ trợ tâm lý. Khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm chất béo, với mức giảm cân dần dần cho người thừa cân, béo phì. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt, giàu chất xơ, rau, hoa quả, không gia công chế biến công nghiệp, chất béo không no (dầu thực vật, cá). Bên cạnh chế độ ăn giảm tổng năng lượng, một số thực phẩm được chứng minh có thể giảm nguy cơ tiền ĐTĐ, ĐTĐ như các loại hạt, dâu, sữa chua, cà phê, trà được khuyến khích sử dụng. Ngược lại các thực phẩm cần hạn chế như thịt đỏ, đồ ngọt, nhiều đường, các thức ăn chứa mỡ bão hòa (động vật).
Những người mắc tiền đái tháo đường cũng thường ít phát hiện ra bệnh nếu chỉ dựa vào dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. vì vậy, cần thường xuyên theo dõi và khám định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời tránh nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Chủ đề liên quan:
đái tháo đường