Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc và món ăn cho sản phụ ít sữa, thiếu sữa

Sau khi đẻ, nhiều sản phụ không có sữa hoặc ít sữa, còn gọi là sữa không xuống.

Sản phụ sau đẻ khí huyết bị hư nhược thường có các biểu hiện: sữa không xuống hoặc xuống ít, vú không căng đau, sắc mặt xanh nhợt hoặc sạm vàng, da khô, mỏi mệt, đầu choáng, tai ù, hồi hộp, đoản khí, tự ra mồ hôi, ăn ít, đại tiện lỏng, tiểu dắt, lưỡi nhợt ít rêu, mạch tế hư. Phương pháp chữa là bổ khí huyết, thông sữa. Dùng một trong các bài Thuốc:

Bài 1: bạch truật 12g, thục địa 12g, đảng sâm 16g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, kỷ tử 12g, xuyên khung 8g, mộc thông 8g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 - Thông nhũ đan gia giảm: đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, mạch môn 8g, cát cánh 6g, mộc thông 8g, thông thảo 6g, móng giò lợn 2 cái. Sắc uống ngày 1 thang.

Phép điều dưỡng: Mỗi ngày chị em nên dùng 3-5 cái móng giò lợn ninh lấy nước uống, chỉ trong 5-6 ngày là có sữa; hoặc mỗi ngày lấy vài con cá diếc, ninh lấy nước uống, trong 3-4 ngày sẽ nhiều sữa.

Khi đã có sữa, muốn có nhiều hơn, nên dùng bài Bát trân thang để bổ khí huyết: nhân sâm 8g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, cam thảo 6g, xuyên khung 6g, đương quy 8g, thục địa 8g, bạch thược 8g, sinh khương 3 lát, hồng táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Không dùng mạch nha, sơn tra, thần khúc, là những vị Thuốc làm mất sữa.

đẳng sâm là vị Thuốc trong bài thông nhũ đan gia giảm, dùng tốt cho sản phụ không có sữa, thiếu sữa.

Một số món ăn Thuốc chữa sản phụ ít sữa:

Canh chân giò: móng giò 2 cái, mộc thông 20g. Mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) nấu với chân giò, thêm gia vị thích hợp.

Cháo chân giò: móng giò 1 cái, gạo tẻ 100g vo sạch. Nấu thành cháo, thêm gia vị.

Chân giò hầm đậu phộng: lạc hạt 90g, móng giò 1 cái. Lạc hạt nghiền vụn, móng giò làm sạch chặt khúc, thêm gia vị hầm nhừ.

chân giò hầm thông thảo: chân lợn đen 1 cái, thông thảo 4g, có thể thêm nhân sâm 2-4g. chân lợn làm sạch chặt nhỏ, hầm với thông thảo và nhân sâm. món này rất tốt cho sản phụ sau đẻ ít sữa.

Vừng đen ăn với chân giò hầm: móng chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10-15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.

Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: chiên trung, thiếu trạch, nhũ căn, hợp cốc, túc tam lý, tỳ du, trung quản.

Nhĩ châm: vị trí tuyến vú, tuyến nội tiết, can.

Vị trí huyệt:

Chiên trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (nam giới) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (phụ nữ).

Thiếu trạch: cạnh góc trong chân móng tay út cách 0,1 tấc, trên đường tiếp giáp da gan tay - mu tay.

Nhũ căn: ở giữa gian sườn 5, thẳng dưới đầu vú, cách đường giữa ngực 4 tấc.

Hợp cốc: khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.

Túc tam lý: dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chày và xương mác. Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó đo ra 1 tấc là huyệt.

Tỳ du: dưới gai sống lưng 11 đo ngang ra 1,5 tấc, ngang huyệt tích trung.

Trung quản: lỗ rốn thẳng lên 4 tấc, hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn - và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-va-mon-an-cho-san-phu-it-sua-thieu-sua-n180612.html)

Chủ đề liên quan:

món ăn sản phụ sản phụ ít sữa

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY