Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thuốc Sức khỏe Iod với sức khỏe trẻ em

(MangYTe) - Iod là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Thiếu hụt iod ở trẻ em có thể gây nhiều tác động xấu đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Là một trong những vi chất rất quan trọng đối với cơ thể, iod giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ Sinh d*c và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động..., tham gia tạo hormon tuyến giáp trạng t3 (tri-iodothyronin) và t4 (thyroxin) bằng các liên kết đồng hóa trị. các hormon này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa phát triển cơ thể, kích thích tăng quá trình chuyển hóa tới 30%, tăng sử dụng oxy và làm tăng nhịp tim. ngoài ra, iod còn có vai trò trong việc chuyển hóa beta - caroten thành vitamin a, tổng hợp protein cho cơ thể hoặc hấp thụ đường trong ruột non.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng iod cần thiết hàng ngày cho trẻ khác nhau tùy theo từng lứa tuổi. đối với trẻ còn bú từ sơ sinh đến 6 tháng cần 40mcg, trẻ còn bú từ 6 - 12 tháng cần 50mcg, trẻ từ 1 - 3 tuổi c70mcg, trẻ từ 4 - 9 tuổi 120 mcg, từ 10 - 12 tuổi 140mcg, đối với người trưởng thành là 150 - 200mcg.trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iod do nhu cầu thường tăng cao. ở phụ nữ mang thai, nếu thiếu iod người mẹ có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai ch*t lưu trong bụng mẹ. nếu tình trạng thiếu iod nặng có thể làm cho não bộ bào thai kém phát triển, trẻ ra đời sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn và thường có những khuyết tật bẩm sinh như điếc, lác mắt, liệt, cận thị… đối với trẻ em thiếu iod sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, dễ gây bệnh bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của toàn cơ thể.việc phòng ngừa tình trạng thiếu iod ở trẻ thật sự rất dễ thực hiện, vì trên thực tế chỉ cần chú ý bổ sung lượng iod cần thiết hàng ngày cho cơ thể bằng những loại thực phẩm giàu chất iod như các loại hải sản, rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm, các loại trái cây tươi, thịt và sữa. đặc biệt, hiện nay người dân được khuyến cáo sử dụng muối iod thường xuyên trong việc chế biến thức ăn để phòng tránh hiệu quả tình trạng cơ thể bị thiếu hụt lượng iod, nhất là trẻ em đang tuổi tăng trưởng.phòng ngừa tình trạng thiếu iod ở trẻ có thể áp những từ chính chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, cụ thể:với trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn thì người mẹ nên ăn nhiều hải sản và dùng muối iod hoặc nước mắm có pha chất iod để nguồn dưỡng chất quan trọng này tiết qua sữa mẹ bổ sung lượng iod cần cho bé.với trẻ đã ăn dặm thì cần bổ sung iod qua chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. iod thường có rất nhiều trong các loại hải sản như cá, tôm, cua, ghẹ… và có nhiều trong các loại rau như rong, tảo biển, rau câu, rau xanh, cải bắp… trứng và các thực phẩm từ sữa cũng là một nguồn cung cấp iod khá phổ biến và phong phú cho trẻ. vì vậy, người mẹ nên chú ý thêm các loại thực phẩm chứa nhiều chất iod này vào thực đơn hàng ngày cho trẻ.có thể thêm chút muối iod hoặc nêm nước mắm có chứa chất iod nhưng người mẹ cần chú ý chỉ nêm nhạt thôi để tránh những tổn hại cho thận của trẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/thuocsuc-khoe-iod-voi-suc-khoe-tre-em-400362.html)

Tin cùng nội dung

  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY